Friday, August 29, 2008

UPDATED

Chuyện trò cùng đồng đội: Ba hình ảnh, một cuộc đời hay cuộc gặp gỡ cuối đời của những cựu tù nhân chính trị Việt Nam
Monday, August 25, 2008



Bà Khúc Minh Thơ (phải) trong một lần họp mặt với cựu tù nhân chính trị ở Nam California năm 2007.

Huy Phương

Giờ đây nhìn lại, những người cựu tù nhân chính trị đã trải qua, từ tuổi thanh niên cho đến lúc tóc pha sương, lưu lạc ở xứ người, đã có ba giai đoạn của cuộc đời, ba hình ảnh. Hình ảnh thứ nhất: lúc còn tuổi trẻ, chúng ta đã phụng sự cho tổ quốc, cầm súng để chống Cộng Sản bảo vệ miền Nam, cuộc sống tự do, no ấm của nhân dân miền Nam kể từ vĩ tuyến 17 trở vào mũi Cà Mau đã cho chúng ta thấy cuộc chiến đấu của chúng ta có chính nghĩa. Hình ảnh thứ hai: khi miền Nam bị cưỡng chiếm, chia sẻ với nỗi khổ đau của dân tộc, hàng chục nghìn quân-dân-cán-chính đã phải chịu cảnh tù đày trong nhiều năm dưới sự trả thù tàn khốc của những người thắng trận, trong cảnh nước mất thì nhà cũng tan. Hình ảnh thứ ba: nhờ lòng bao dung của thế giới tự do đã dang đôi vòng tay nhân ái đối vối tất cả những người tỵ nạn, cũng như sự cứu vớt của chính phủ Hoa Kỳ đối với những người tù chính trị, mà chúng ta đã đến đây làm lại cuộc đời. Ngày nay gia đình chúng ta đã được sống tự do, con cái được giáo dục, thành đạt và đóng góp công sức quê hương thứ hai.

“Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Ðời” cũng là chủ đề của “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008” sắp dược tổ chức tại Dallas-Ft Worth trong ba ngày 3,4&5 tháng 10-2008 do Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức. Chúng ta cũng biết chính bà Khúc Minh Thơ là người đã sáng lập ra tổ chức này từ năm 1977 khi chúng ta đang còn bị giam cầm trong các nhà tù Cộng Sản. Hơn 10 năm miệt mài tranh đấu, vận động, nhiều lúc tưởng chừng như đã vô vọng, cuối cùng cánh cửa đã mở và một thỏa hiệp đã được ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam để cho 300,000.00 tù nhân chính trị và gia đình được đến định cư ở Hoa Kỳ. Ngày nay cũng chính bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị đã cùng với các Hội Ðoàn, Cộng Ðồng ở Dallas-Ft Worth đã tổ chức ngày hội ngộ này cho chúng ta có cơ hội gặp gỡ nhau, một cuộc hội ngộ rộng lớn, không còn mang tên những trại tù riêng lẻ, không còn có tính cách địa phương từng vùng hay từng tiểu bang. Ðây là cuộc hội ngộ có tầm vóc của các cựu tù nhân chính trị Việt Nam đầu tiên của nước Mỹ và tất cả anh em cựu tù đang sinh sống từ các nước tự do, không phân biệt là chúng ta đến đây trong những đợt H.O., vượt biên hay đi theo diện di dân bảo lãnh.

Trong bức tâm thư gởi đến anh em cựu tù nhân chính trị, bà Khúc Minh Thơ đã nói về mục đích của ngày Ðại Hội này là:

1. Là ngày hội ngộ tù nhân, hàn huyên nhằm thắt chặt mối liên hệ, chia xẻ kinh nghiệm và nâng đỡ tinh thần giữa những người đã bỏ một phần đời trong lao tù CSVN. Nay họ được đi định cư ở đất nước tự do bằng bất cứ phương diện nào.

2. Thực hiện một cuộc triển lãm tiêu biểu các trại tù suốt từ Nam chí Bắc.

3. Ðóng góp, gìn giữ và phổ biến những trang sử bi hùng cho thế hệ con cháu chúng ta bằng những nhân chứng sống, không thể xuyên tạc...

4. Chia sẻ mát mát, hy sinh của các thương phế binh Quân, Dân Cán Chính VNCH, một phương châm của người Tù Nhân Chính Trị: “không quên bạn tù, không quên đồng bào đau khổ”.


*Ghi danh tham dự “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam”

I. Lệ Phí tham dự “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008” tại Dallas.

Nhằm tạo điều kiện cho nhiều Cựu Tù Nhân Chính Trị và gia đình, cùng quân dân cán chính VNCH khắp nơi về tham dự đông đủ, mỗi người ghi danh tham dự sẽ đóng góp $25 Mỹ kim cho một người (cũng là vé tham dự Ðại Nhạc Hội).

Quý cựu TNCT sẽ được đãi ăn trưa tại nơi Picnic do Hội Quảng Ðà thết đãi và ăn tối tại đêm Tâm Giao tại Hội trường giáo xứ Thánh Phê rô -ngày Thứ Sáu 3/10: do Ban tổ chức và Hội Gia đình Việt Mỹ phụ trách.

Quý vị cùng quý đồng hương được mời ăn trưa nhẹ trong ngày thứ Bảy 4/10 khi đến tham dự nghi lễ, triển lãm từ 9:30AM-12:30PM tại Special Event center.

II. Ghi danh

Ðể giúp Ban Tổ Chức chuẩn bị chu đáo, quý vị đến tham dự xin vui lòng ghi danh trước với các phương tiện sau đây:

Quý vị ở xa xin ghi danh bằng các phương tiện thích hợp:

1-/ Vào website: hoigiadinhtnchvn.org - tìm phần ghi danh.

2-/ Email về:nguyen.t.q@sbcglobal.net, nvdallasus@ont.com, cadao@tapchicadao.com

Xin ghi rõ tên người tham dự hoặc số người nếu một nhóm.

Ban Tổ Chức sẽ gửi ticket đến quý vị.

Hoặc biên thư, kèm theo check gửi về các địa chỉ sau đây:

1-/ Báo Người Việt Dallas: 2115 E.Buckingham Rd., Richardson, TX 75081

2-/ Tạp Chí Ca Dao: P.O.Box 451704, Garland, TX 75045-1704.

Check xin ghi trả cho: FVPA (Hoi Gia Dinh Tu Nhan Chinh Tri VN)

III. Phi trường:

1-/ Dallas-Fort Worth Airport: DFW

2-/ Dallas Love Field (Cho Hãng Southwest AirLine) www.southwest.com

IV. Hotel: Xin quý vị book hotel ở gần khu vực Ðại Hội

Xin vào web site: www.specialeventscenter.com - để tìm hotel thích hợp

Ðịa chỉ: Special Event Center- Garland

4999 Naaman Blvd, Garland, TX 75040

1-/ Hoặc các Hotel:

a/ Comfort Suites (TXB02) 2301 E George Bush Fwy , Plano, TX, 75074 -Phone: (469) 429-070- Giá $79/nigth - 2 beds hoặc $71 cho người trên 55 tuổi. E-mail: hotelhelp@choicehotels.com

b/ Holiday Inn Select Richardson-1655 North Central Expressway- Richardson, TX 75080. Distance: 6 miles to Special Events Center, Phone: 972-238-1900

Giá: $79 per night (2 beds), có phòng tập thể dục và hồ bơi; Ðiện thoại 1-800-972 2518 hay gọi trực tiếp 972-238-1900

Ðưa đón: Cần đưa đón xin gọi: Anh Hải (214) 606-8979


*Liên lạc:

Các bạn có thể liên lạc với các điện thoại và e -mail sau đây về mọi chỉ dẫn khác.

Trưởng Ban Tổ chức: Bà Khúc Minh Thơ: <fvppa@aol.com>,703-560-0058

Trưởng Ban Ðiều Hợp: Anh Ðặng Hiếu Sinh: <sinhdangh@yahoo.com>, 214-284-5179

Ðặc Trách Truyền Thông: Anh Thái Hóa Lộc: <nvdallasus@ont.com>, 469-878-9969

Chủ Tịch Hội Quảng Ðà phụ trách ngày đón chào đại hội: BS Nguyễn Văn Hảo: < vanhao@aol.com>, 214-577-9131

Chủ tịch Hội HO Ðịa Phương: Anh Nguyễn Hân: <hannguyenusv@yahoo.com>, 214-662-8851

Chương trình văn nghệ: Nhạc sĩ Nam Lộc: <namlocnguyen@yahoo.com>

Nhạc Sĩ Việt Dzũng: <vietdzung@aol.com>

Phụ trách Ðặc San: Anh Phan Nhật Nam: <phanhatnam9943@gmail.com>, 714-200-4188

Phụ trách triển lãm: Anh Vũ Văn Lộc: <giaochisanjose@sbcglobal.net>, 408-971-7861

Xin hẹn gặp gỡ Quý Chiến Hữu Tù Nhân Chính Trị trong “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008” tại Dallas-Ft Worth.

Thursday, August 28, 2008

Ghi Danh

•Ghi danh qua website: Hoigiadinhtnctvn.org
vào phần ghi danh: NGAYTUNHANCHINHTRI
.Điện thoại: (703) 560-0058
Email : fvppa@aol.com subject :
Ngay TNCTVN 2008

Xin Book Phi Truong Dallas Fort Worth

Hampton Inn Dallas-Richardson-Central Expwy, TX

1577 Gateway Blvd.,

Richardson, Texas, USA 75080

Tel: +1-972-234-5400 Fax: +1-972-234-8942

Special rate: $69/night + tax, the special rate applies during the period of Thursday night - Sunday night (Check in Thursday, check out Monday).

When call in to make reservation, must identify as "VIETNAM SPECIAL EVENT" to get the special rate. Hot full breafast is included with the stay.

Hotel web site: http://hamptoninn.hilton.com/en/hp/hotels/index.jhtml?ctyhocn=DALRDHX&WT.srch=1

Wednesday, August 27, 2008

Chuong Trinh

CHƯƠNG TRÌNH
NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 2008
DALLAS - NGÀY 3, 4 VÀ 5 THÁNG 10-2008.
–––––––

• NGÀY THỨ NHẤT: THỨ SÁU 3/10/08

Chủ đề “Trở về”

1. Picnic: từ 10:00AM 2:00PM: tại White Rock Lake Park

Ðịa chỉ: Winfrey Point Building
1298 E.Lawther Dr. Dallas, TX 75218-3308

Hội ngộ - ăn trưa - văn nghệ quần chúng: Do Hội Quảng Ðà phụ trách tổ chức với tinh thần: “Quần chúng nghĩ về người Cựu Tù Nhân Chính Trị VN.”

2. Ðêm Tâm Giao: 6:00PM -11:00PM.
Tại hội trường giaó xứ Thánh Phê-rô Dallas
Ðịa chỉ: 10123 Garland Road, Dallas, TX 75218

- 6:00PM -7:00PM: ăn tối self service: Nhóm Việt Mỹ phụ trách
- 7:00PM- 11:00PM: Văn nghệ Tù Ca, hát những sáng tác trong tù.

Việt Dzũng-Nam Lộc điều khiển chương trình.
Trình diễn: Xuân Ðiềm, Phan Văn Hưng, Huỳnh Công Ánh và các nghệ sĩ cựu tù nhân chính trị.

• NGÀY THỨ HAI: THỨ BẢY 4/10/08:

Chủ đề: “Tạ ơn người - Tạ ơn đời”

Ðịa điểm: Special Event Center
4999 Naaman Blvd, Garland, TX 75040

1. NGHI LỄ- TRIỂN LÃM -HỘI THẢO: (9:00AM-1:00PM)

Tham dự: các Cựu TNCT và Ðồng hương, quan khách Hoa Kỳ và đại diện các nước Ðồng Minh.
- 9:30AM: đón tiếp quan khách.
- 10:00AM: Nghi thức chào cờ, truy điệu, đặt vòng hoa tưởng niệm, truy ân các nước Ðồng Minh tham chiến ở Việt Nam.
- 11AM: Diễn văn của quan khách Việt Mỹ và chị Dương Nguyệt Ánh.
- Phần trình diễn của NS Phan Văn Hưng đến từ Úc Châu.
- Phần trình diễn của Ban Tù Ca Xuân Diềm.
- Giới thiệu 100 tù nhân trả tự do sau cùng, các quả phụ của các tướng lãnh đã qua đời.
- Giới thiệu: hình ảnh thứ ba - con của Tù Nhân và HO và gia đình Mỹ Việt, con của các chiến sĩ đồng minh đã từng sát cánh với các chiến sĩ VNCH để bảo vệ tự do và dân chủ cho VN.

Vinh danh các cá nhân, đoàn thể đã yểm trợ, giúp đỡ cho Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ.

-Ăn trưa nhẹ- Sandwich
-11:30AM - 12:30PM : quan khách đồng hương có thể xem triễn lãm và hội thảo với các diễn giả :Khoa Hoc Gia Dương Nguyệt Ánh- Nữ Tài Tử Kiều Chinh- Ông Vũ Văn Lộc.

Phát hành Ðặc San: Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Ðời - Ông Phan Nhật Nam

Triển lãm: hình ảnh, kỷ vật liên quan đến đến đời lính, đời tù và những ngày phấn đấu trên đất nước tự do. - Ông Vũ Văn Lộc

Trình bày tác phẩm: sách, truyện, tranh của cựu tù nhân chính trị - Ông Thái Hóa Lộc

2. ÐẠI NHẠC HỘI: “Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Ðời” (6:00 PM-11:00 PM)

- 5:30pm-6:30pm: đón tiếp quan khách, khán giả vào cửa và hướng dẫn chỗ ngồi
- 6:30pm: Trưởng ban tổ chức chào mừng Cựu TNCTVN và Ðồng Hương.
- Cảm tạ quý ân nhân bảo trợ chương trìnhà.
- 7:00 pm: Ca nhạc: - MC Nam Lộc & ViệtDzũng và ca sĩ là các con cháu Tù Nhân Chính Trị: Như Quỳnh, Diễm Liên, Nguyên Khang, Thế Sơn, Trần Thái Hoà, Hồ Hoàng Yến, Ánh Minh, Ðoàn Phi.
- Nhạc sĩ Phan Văn Hưng
- Ban Tù Ca Xuân Diềm.
- Ca sĩ Gia đình Việt Mỹ: Randy, Vân Anh.
- Fashion show do Kathy, gia đình Việt Mỹ phụ trách.

• NGÀY THỨ BA: CHÚA NHẬT 5/8/08: Trước giờ chia tay.

-10AM-11AM: Thánh lễ Chúa nhật tại nhà thờ ÐMHCG,
xin lễ cầu cho các TCTVN đã mất.
- Lễ cầu siêu tại Chùa Ðạo Quang
- Thăm viếng mộ phần cựu TNCT
- Thăm viếng các Cựu TNCT đang nằm dưỡng lão.
(Giờ giấc chi tiết sẽ được phổ biến trong ngày họp mặt )

Goi Nhau ? Nguyen Ly Tuong

GỌI NHAU
Nguyễn Lý-Tưởng(viết nhân Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam sẽ tổ chức tại Dallas từ 3 – 5/10/2008), Aug 23, 2008

Cali Today News - Năm 1987, sau hơn 12 năm tù dứơi chế độ Cộng Sản VN, tình cờ tôi đọc được trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CS Việt Nam một mẩu tin: Những ngừơi tù bị án chung thân, phải trải qua 12 năm cải tạo, nếu tỏ ra ăn năn hối cải, chấp hành đúng đắn nội quy cải tạo và có biểu hiện tiến bộ thì mới được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà Nước CHXHCN/VN, được cứu xét cho giảm án...Từ đó, tôi mới hiểu được rằng “tôi đã bị án chung thân” dứơi chế độ Cộng Sản Việt Nam...

Tôi dám khẳng định rằng “Nếu không có sự vận động của chị Khúc Minh Thơ với Quốc Hội, Chính quyền và Chính giới Mỹ, xin can thiệp trả tự do cho tù nhân chính trị tại Việt Nam” thì anh em chúng tôi chắc chắn đã phải bỏ xác trong các trại tù cải tạo của Cộng Sản từ lâu rồi!

Từ ngày Mỹ và Cộng Sản VN đặt bút ký kết hiệp định Paris (27/1/1973) cho đến 1987, các phái đoàn Mỹ chỉ nói chuyện với Cộng Sản về vấn đề “tù binh Mỹ, hài cốt Mỹ và ngừơi Mỹ mất tích”, họ không nói gì đến số phận anh em chúng tôi ở trong các trại tù cải tạo của Cộng Sản sau ngày 30/4/1975. Những ngừơi bị bắt làm tù binh trong chiến tranh hoặc “tự động đi trình diện học tập cải tạo” đều không thuộc đối tượng mà các phái đoàn Mỹ sẽ đề cập đến trong các phiên họp giữa hai bên. Tuỳ theo chính sách gọi là “khoan hồng nhân đạo” của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà mỗi ngừơi tù chính trị sẽ được xét tha, cho trở về đoàn tụ gia đình, tuỳ theo thái độ “cải tạo”, tuỳ theo sự “ăn năn hối cải, thành thật khai báo, chấp hành nội quy, lao động cải tạo thực sự có tiến bộ...”. Sau một năm bị giam giữ và viết bản tự khai, chúng tôi được nghe đọc “Quyết Định án phạt tập trung cải tạo thời hạn 3 năm”...và sau mỗi 3 năm lại “gia hạn cải tạo thêm 3 năm nữa” và cứ gia hạn dài dài như thế không biết khi nào mới hết án và có ngừơi đã chết ở trong nhà tù cải tạo.

1. Cuộc vận động của Bà Khúc Minh Thơ ...

Trứơc ngày 30/4/1975, Chị Khúc Minh Thơ là nhân viên của Toà Đại Sứ VNCH tại Manila, Philippine. Chị là quả phụ của môt sĩ quan VNCH, anh Nguyễn Đình Phúc (khoá 1 Thủ Đức đã tử trận tại quận Bình Minh, Vĩnh Long) để lại cho chị cháu gái lớn (Minh Châu 16 tuổi), cháu trai (Phúc Tuệ, 4 tuổi) và một cháu gái út (Minh Phượng, lúc đó còn trong bụng mẹ).

Sau ngày 30/4/1975, các cháu còn ở Việt Nam với nội, ngoại, chỉ một mình chị ở ngoại quốc. Sau khi nhiệm sở ngoại giao của VNCH tại Phi bị giải tán, chị tìm đến các trại tỵ nạn để dò hỏi tin tức gia đình ở Việt Nam. Từ đó, chị có mặt bên cạnh Nữ tu Pascal Lê Thị Tríu để phục vụ đồng hương tỵ nạn Cộng Sản trên đất Phi.

Sau hai năm sống ở Phi, chị đã thu lượm được một số tin tức về anh em tù chính trị tại Việt Nam và nhất là nhận được thư của một ngừơi bạn (phu nhân của Đại tá Võ Văn Xét) gợi ý với chị “phải làm một hành động gì để cứu anh em đang bị tù dứơi chế độ Cộng Sản...Nếu không thì tất cả sẽ phải chết hết!” Từ đó, chị nghĩ rằng phải tìm cách qua Mỹ để bắt đầu cuộc vận động.

Ngày 27/1/1977, chị đến Mỹ gặp lại chị Hiệp, một ngừơi bạn VN có chồng Mỹ hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; Ông Shep Lowman. Ông nầy trứơc đây đã từng làm việc tại Philippine và tại Sài Gòn. Năm 1977, ông Shep làm Giám Đốc Văn phòng Việt, Miên, Lào của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua trung gian cua ông Shep, chị Khúc Minh Thơ đã liên lạc được với một số giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ. Hai nhân vật thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho công việc của chị Khúc Minh Thơ ngay từ lúc đầu là Dân Biểu John Mc Caine và Nghị sĩ Kennedy. (Ông John Mc Caine sau nay là Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà và hiện là ứng cử viên Tổng Thống 2008)

2. Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam ra đời

Tháng 8/1977, chị Khúc Minh Thơ thành lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Virginia và bắt đầu hoạt động.

Mục tiêu của Hội: (1) Tranh đấu đòi trả tự do cho tù nhân. (2) Trình bày cho thế giới biết Việt Nam là một nhà tù lớn nhất thế giới. (3) Giúp những gia đình cựu tù nhân đoàn tụ.

Chương trình của Hội: (1) Không nhận tiền trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ hay của những cơ quan từ thiện. (2) Việc làm của chúng tôi sẽ nói thay lời nói của Hội. Chúng tôi chỉ nói khi nào thật cần thiết để cho việc tranh đấu và vận động được thuận lợi mà không có hại cho các anh chị em tù nhân ở quê nhà. Chị đã hoạt động âm thầm trong 8 năm trời mãi cho đến 1987, lúc thời cơ thuận tiện, Hội mới công khai hoạt động mạnh.

Tiếp xúc với giới Truyền Thông: Chị tiếp xúc với các đài truyền hình ABC, NBC, CBS, CNN, báo chí và đặc biệt chương trình 20/20. Điều khó khăn cho chị là cháu Minh Châu, con gái lớn của chị bấy giờ còn kẹt lại ở Việt Nam...làm cho chị ái ngại khi phải ra mặt tranh đấu như thế này...Chị đã nói với các dài truyền hình và báo chí “Nếu tôi thất bại, xin quý vị hãy tiếp tục tranh đấu cho anh chị em tù nhân chính trị tại Việt Nam”. Họ đã trả lời rằng “Toàn thế giới sẽ biết những gì bà làm hôm nay”.

Tiếp xúc với Quốc Hội: Chị cho biết “Nếu không được các nhà lập pháp Mỹ yểm trợ thì chương trình hoạt động của chị sẽ thất bại” Tâm lý của ngừơi Mỹ lúc bấy giờ (nhất là trong Quốc Hội) không muốn nhắc lại chiến tranh Việt Nam, không còn tha thiết gì với chuyện quá khứ tại Việt Nam nữa!

Sau khi tiếp xúc với giới truyền thông, chị Khúc Minh Thơ đã đến trình bày trứơc Quốc Hội hoàn cảnh của những người trước đây đã phục vụ dứơi chế độ Miền Nam (VNCH) hiện đang ở trong nhà tù cải tạo của Cộng Sản...Chị đã làm cho Quốc Hội xúc động và từ đó “Quốc Hội đã ủng hộ chương trình của chị”.

Ngày 30/4/1987, Hội đã tổ chức một cuộc tiếp tân tại Quốc Hội Hoa Kỳ và lên tiếng đòi CSVN phải trả tự do cho tù nhân chính trị. Quốc Hội đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Hành Pháp phải can thiệp để đòi CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị tại VN và cho họ cùng gia đình được định cư tại Hoa Kỳ...Chị Khúc Minh Thơ đã liên lạc chặt chẽ với ông Robert L. Funseth, ngừơi đã được Tổng Thốâng Reagan bổ nhiệm đặc trách thương thuyết với CSVN về tù nhân chính trị. Một phái đoàn Hoa Kỳ đã đến Việt Nam vào tháng 8/1987 và đã ký kết một thỏa hiệp về tù nhân chính trị. Nhân dịp 2/9/1987, lễ Quốâc Khánh của CSVN, có 480 tù nhân chính trị đã được trả tự do. Những ngừơi nầy đã trải qua trên 12 năm “tù cải tạo” có nghĩa là họ thuộc diện “tù chung thân”...Điều mà không mấy ngừơi lưu ý. Từ dịp Tết 1988 đến 30/4/1988, hơn 1.000 tù chính trị đã được trả tự do.

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 11/2/1988, ông Phan Quang, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin CSVN đã tuyên bố:

(1) “Thực hiện chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà Nứơc, Hội Đồng Bộ Trưởng nứơc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định trả tự do hoặc giảm án cho những thành phần đang bị giam giữ hay đã có án phạt mà đã chứng tỏ có ăn năn hối cải và có tiến bộ trong thời gian cải tạo nhân dịp Tết Mậu Thìn (1988) gồm những sĩ quan và viên chức của nguỵ quyền Sàigòn. Trong số nầy gồm có:-....1,014 sĩ quan và viên chức dân sự phục vụ cho nguỵ quyền cũ...” (bỏ bớt một phần không liên quan đến tù chính trị)

(2) “ Nhân dịp Tết và các dịp lễ lược quan trọng trong năm, việc xét tha và giảm án cho những ngừơi bị giam giữ hay bị kết tội mà đã chứng tỏ sự ăn năn tiến bộ trong suốt thời gian bị giam giữ cải tạo là một truyền thống lâu đời của dân tộc chúng tôi.”

“Ngoài ra, chúng tôi cũng múôn lưu ý qúy vị rằng được tha về trong số nầy còn có một số tứơng lãnh, sĩ quan cao cấp cũng như viên chức hành chánh quan trọng của nguỵ quyền Sàigòn trong đó gồm có bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu,v.v...”
(bỏ bớt một đoạn lời lẽ tuyên truyền không cần thiết)

“Như mọi ngừơi đã biết, trong những năm qua, một số lớn trong họ đã được ra khỏi trại cải tạo để trở về đoàn tụ với gia đình. Đợt tha cúôi cùng vào dịp lễ Quốc Khánh 2 tháng 9 năm 1987, trong đó có 480 ngừơi được ân xa , có một số tứơng lãnh, đại tá, bộ trưởng và thành phần qúôc hội,v.v...thuộc chế độ cũ.”

“Sau đợt phóng thích ngày 2 tháng 9 năm 1987, thì chỉ còn lại khoàng 1 phần trăm những ngừơi bị giam giữ trong các trại cải tạo nếu con số bị bắt vào tháng 4/1975.

“Nhân dịp tết sắp đến, cơ bản là tất cả sĩ quan thuộc ngụy quân và nhân viên ngụy quyền sẽ được tiếp tục hưởng chính sách khoan hồng nhân đạo. Chỉ có một số rất ít còn bị giam giữ trong trại cải tạo và trừơng hợp của họ cũng sẽ tuỳ thuộc vào thái độ ăn năn hối cải của họ và cũng sẽ được xét tha trong một thời gian ngắn.”

(3) “Được tha về lần này có 500 sĩ quan của nguỵ quyền Sàigòn, trong đó có 11 tứơng lãnh, 1 trung tứơng, 2 thiếu tứơng, 8 chuẩn tứơng, 121 đại tá, 35 tuyên uý Công Giáo, Phật Giáo và Tin Lành.”

“Ngoài ra, cũng gần 500 viên chức của ngụy quyền cũ được tha, có một số đã từng giữ những chức vụ quan trọng như Trần Trung Dung, Bộ trưởng Quốc Phòng dứơi thời Ngô Đình Diệm, Phó Chủ Tịch Thượng Viện (1973-1975); Hồ Văn Châm, Bộ trưởng Chiêu Hồi; Bùi Thế Dung, Thứ trưởng Quốc Phòng (từ 28/4, 1975 đến 30/4/1975).”

“Một vài lãnh tụ các đảng phái chính trị phản động và thành viên Hạ Nghị Viện như:

-Nguyễn Lý-Tưởng, uỷ viên Trung Ương đảng Đại Việt, Tổng uỷ viên Báo chí, Dân Biểu Hạ Nghị Viện.

-Trương Vĩ Trí, Phó Tổng Thư Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, Dân Biểu hạ Nghị Viện (1967-1975)

-Trương Văn Nguyên, Chủ tịch Uỷ ban Thông Tin Hạ Nghị Viện.”

Bản tuyên bố nầy (bản tíêng Anh) đã được đăng trên các báo tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Nhật, Úc...và bản tiếng Việt cũng đã được đăng trên các báo tại Hà Nội, Sài Gòn như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Saigon Giải Phóng, Công An...nhiều ngừơi ở hải ngoại cũng như trong nứơc đã đọc. Anh em ở trong các trại tù cũng đã đọc...Con số một phần trăm ( 1%) còn lại trong các trại cải tạo sau tháng 2/1988...là trên một ngàn so với con số bị bắt sau ngày 30/4 có nghĩa là trên một trăm ngàn (100.000) người đã bị tù cải tạo sau 30/4/1975! (Đây chỉ là con số láo mà thôi...Sự thật đã lên đến vài trăm ngàn tù!)

3. Thành quả của chị Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị.

Ngày 5 tháng 01/1990 chuyến máy bay đầu tiên chở tù chính trị và gia đình từ Sàigòn qua Thái Lan, báo chí, truyền thanh, truyền hình khắp nơi trên thế giới chú ý đến sự kiện nầy! Tổng Thống Reagan khi tiếp Chị Khúc Minh Thơ tại Văn Phòng của Tổng Thống đã nói “Những ngừơi anh hùng tại Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ quên”. Hiện giờ số cựu tù nhân chính trị đang định cư tại Hoa Kỳ là gần ba trăm ngàn (300.000) báo chí Mỹ gọi họ là HO (Humanitarian Operation ? ) đó là danh từ do phía Việt Nam đặt ra, không phải danh từ của Mỹ.

Như đã trình bày trên đây, chúng tôi đã ở tù trên 12 năm mới được cứu xét trả tự do, có nghĩa là chúng tôi (cá nhân tôi) là ngừơi bị án tù chung thân...Nếu không có sự tranh đấu của chị Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam thì số phận của chúng tôi sẽ ra sao? Trên đất Mỹ cũng như trên thế giới đã có biết bao nhiêu ngừơi là bà con họ hàng của chúng tôi, là bạn hữu của chúng tôi, là bạn đồng chí của chúng tôi, là đàn anh của chúng tôi, đã từng cùng nhau tranh đấu chốâng Cộng Sản, xây dựng chế độ VNCH trứơc 1975. Nhưng lịch sử đã chứng minh, qua báo chí, qua giấy tờ, hồ sơ để lại cho chúng tôi biết “chúng tôi được cứu ra khỏi nhà tù, được thoát cái án chung thân dứơi chế độ Cộng Sản là do công lao tranh đấu của chị Khúc Minh Thơ trứơc Quốc Hội Hoa Kỳ, các Dân Biểu Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 100% chấp thuận chương trình nầy, để chúng tôi và gia đình được định cư tại Hoa Kỳ hay một nước thứ ba”...Chị Khúc Minh Thơ đã hy sinh cả cuộc đời mấy chục năm vì anh em tù nhân chính trị chúng tôi. Hiện nay, chị cũng đã lớn tuổi, trong ngừơi mang trọng bệnh không biết sống chết lúc nào...Chị ứơc ao có một lần được gặp anh em họp nhau lại thật đông, thật vui, để mừng cho nhau, mừng cho con cháu chúng ta thành công nơi xứ người! Ý kiến đó rất đáng được trân trọng! Tại sao anh chị em chúng ta không hưởng ứng?

Tôi biết tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nứơc trên thế giới, có Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị...Nhưng sinh hoạt của anh em chúng ta rời rạc, chia rẽ, không có khả năng tập hợp được vài trăm ngừơi! Đó là sự thật ! Khi nghe chị Khúc Minh Thơ đứng ra kêu gọi mọi ngừơi họp mặt: thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba...Có nhiều ngừơi hưởng ứng! Có nhiều ngừơi ủng hộ! Nhưng trái lại cũng có ngừơi “không chịu” “không vui lòng”!!! Tại sao chúng ta không nghĩ đến ngày còn ở trong tù, ai là ngừơi nghĩ đến anh em chúng ta? Ai là ngừơi đem hết công sức, tâm huyết ra để vận động cứu chúng ta khỏi tù? Một lần đến với nhau...vì tuổi đời của anh chị em chúng ta, những ngừơi may mắn còn sống đến ngày hôm nay, ngừơi trẻ nhất trong anh em chúng ta cũng ngoài 60 rồi! Đa số tuổi 70 và một số đã 80 hay gần 90! Đây là cơ hội để anh em chúng ta đến với nhau, đến với chị Khúc Minh Thơ...Xin đừng tìm lý do nầy hay lý do khác! Xin đừng công khai hay ngấm ngầm tẩy chay! Những ai có tiền bạc, sức khoẻ và thời giờ xin hãy đến với nhau.

Gọi nhau trở về họp mặt tại Dallas vào các ngày 3,4 và 5/10/2008 nầy!

Ngày Tù Chính Trị Việt Nam!

Xin hãy liên lạc với Ban Tổ Chức

ghi danh: (1) Báo Ngừơi Việt Dallas : 3212 N. Jupiter Rd # 202, Garland, TX 75044
(2)Tạp chí Ca Dao : P.O Box 451704, Garland, TX 75045 – 1704
Email: (1) nguyen.t.q@sbcglobal.net (2) nvdallasus@ont.com
(3) cadao@tapchicadao.com

Bai Viet Trieu Giang ve Dai Hoi





Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN tổ chức Ngày Tù Nhân Chính trị VN tại Dallas
Triều Giang, Aug 26, 2008

# Một sự tập hợp chưa từng có
# “Ba hình ảnh, một cuộc đời của tù nhân”

“Chúng ta phải làm gì cho thế hệ con cháu hiểu được những hy sinh mà chúng ta và chiến hữu của chúng ta đã phải trả bằng máu và nước mắt…Đó là mối ưu tư mà nhiều anh chị em cựu tù nhân đã chia xẻ với tôi. Từ mối ưu tư này, đã nảy sinh ý kiến kêu gọi tất cả các anh chị em cựu tù nhân chính trị khắp nơi trên thế giới hội tụ về "NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM"…

Trên đây là một phần của bức tâm thư của bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam gửi tới các cựu tù nhân chính trị Việt Nam trên khắp thế giới để kêu gọi cho một cuộc hội tụ của cựu tù nhân chính trị Việt Nam với một quy mô chưa từng có trong 3 ngày Đại hội sẽ được tổ chức từ ngày mùng 3 tới mùng 5 tháng 10 năm 2008 sắp tới tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố Dallas, thuộc tiểu bang Texas.

“Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Đời”

Theo Ban tổ chức thì ngoài việc tạo cơ hội gặp gỡ, hàn huyên để chia sẻ kinh nghiệm giữa các tù nhân, Đại hội Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam còn có mục đích đóng góp một phần vào việc cung cấp những sử liệu cho thế hệ mai sau. Với một chương trình sinh hoạt phong phú và với sự tiếp tay của nhiều hội đoàn và cá nhân địa phương và từ nhiều tiểu bang trên toàn nước Mỹ, Đại hội mong mỏi có thể làm sống lại 3 hình ảnh gắn liền với một cuộc đời bi thương nhưng hào hùng của người tù nhân chính trị Việt Nam. Đó là, hình ảnh của người quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hình ảnh thứ hai là hình ảnh đau thương nhưng bất khuất của người tù nhân. Cuối cùng là hình ảnh của thế hệ con cháu các tù nhân tại hải ngoại với một tương lai tưoi sáng và những thành công tốt đẹp không uổng công hy sinh của thế hệ cha anh.

Theo chương dự tính thì ngày đầu tiên của Đại hội được gọi là Ngày “Trở về” sẽ được mở đầu bằng một cuộc picnic tại hồ White Rock Lake Park vào ngày thứ sáu 3 tháng 10. Cũng như hầu hết những hồ tại vùng Dallas, hồ White Rock là hồ nhân tạo nhưng có cảnh trí thật đẹp và không khí thật an bình thuộc phía bắc của thành phố. Hội Ái Hữu Quảng Đà tại Dallas sẽ phụ trách việc tổ chức với một chương trình văn nghệ tại hội trường trong công viên của hồ.

Ngày “Trở về” sẽ được kết thúc bằng một “Đêm Tân Giao” tại Trung tâm sinh hoạt của Nhà Thờ Thánh Phê Rô trên đường Garland, cũng thuộc thành phố Dallas. Đêm Tâm Giao sẽ là cơ hôi để các cựu tù nhân chính trị truyện trò và chia xẻ với nhau những ngày tháng bị cầm tù với đau buồn và tủi nhục, và những kinh nghiệm khó khăn, nhọc nhằn của những ngày đầu định cư, cũng như những khó khăn còn tồn tại và những đoạn đường dài đã vượt qua. Đên Tâm Giao còn có một bữa ăn tối do một số các anh em lai thuộc Gia đình Mỹ Việt thết đãi và một chương trình văn nghệ do chính các cựu tù nhân đảm trách.

Ngày Thứ bảy sẽ là ngày bận rộn nhất của Đại Hội với chủ đề “Cám Ơn Người, Cám Ơn Đời” sẽ được tổ chức tại Hội trường Garland Special Event Center, một trong những hội trường lớn và đẹp nhất của thành phố Garland, sát với Dallas với sức chứa trên 6,000 ngưòi. Một buổi lễ chào cờ và truy điệu long trọng sẽ do đội quân nhạc Hoa Kỳ, Cảnh sát địa phương và cựu sĩ quan Trường Võ Bị Thủ Đức đảm trách. Lễ đặt vòng hoa danh dự cũng sẽ được thực hiện để tưởng nhớ đến các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, và các quốc gia đồng minh đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan…Ông Nguyễn Quý Tuấn, Cựu Hội trưởng hội Cựu Không Quân VN vùng Dallas, Fort worth, người phụ trách Ban Nghi lễ cho biết, Ban tổ chức đã liên lạc với các tòa Đại sứ của các quốc gia cựu đồng minh kể trên để mời họ đến tham dự. Ngoài ra, bà Jennifer Nguyễn, chủ tịch hội đồng Người Mỹ Gốc Á và phu quân là ông Nguyễn văn Tường phụ trách Ban Kế hoạch và liên lạc với giới chức chánh quyền cho biết ngoài Dân biểu Hubert Võ, sẽ có 4 dân biểu Texas khác cùng với thị trương các thành phố Dallas, Richardson, Arling ton sẽ có mặt. Tướng Dick Carey, chủ tịch tổ chức POW Mỹ cùng các hội cựu chiến binh VN của Mỹ cũng đã nhận lới.

Trong chương trình của buổi sáng thứ bảy, ngoài những bài phát biểu của một số quan khách đặc biệt, trong đó có nữ Tài Tử Kiều Chinh, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Luật sư dân oan Bùi Kim Thành, người nũ tù nhân chính trị mới đến Mỹ vào tháng 7 vưà qua.…buổi lễ sẽ giới thiệu 100 tù nhân cuối cùng được thả tự do và được đi định cư tại Hoa Kỳ ngay sau đó , các quả phụ của các tù nhân đã qua đời, và cuối cùng là hình ảnh thứ 3 của các tù nhân chính trị, đó là con cháu của các tù nhân có những thành công vẻ vang tại Hoa kỳ.

Buổi tối của ngày thứ bảy sẽ có một chương trình văn nghệ đặc sắc với chủ đề “Ba hình ảnh, một cuộc đời” để vinh danh tất cả những tù nhân chính trị Việt Nam và những người đã bỏ công của, hy sinh thời gian để tranh đấu và ủng hộ cho vấn đề tù nhân trong suốt hơn ba chục năm qua, đặc biệt là những thân hào nhân sĩ và các nhà bảo trợ đã hỗ trợ cho Đại hội Ngày Tù Nhân Chính Trị VN tại Dallas. Ngoài sự góp mặt của một số nghệ sĩ thân hữu như nhạc sĩ Phan Văn Hưng, Huỳnh Công Ánh, buổi văn nghệ sẽ được điều khiển bởi MC Nam Lộc và Việt Dzũng với sự đóng góp của những danh ca là con, cháu của các tù nhân chính trị Việt Nam như Như Quỳnh, Diễm Liên, Nguyên Khang, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Hồ Hoàng Yến, Ánh Minh, Đoàn Phi, Randy, Vân Anh, và Ban Tù Ca Xuân Điểm. Một chương trình trình diễn thời trang của Kathy Đặng cũng sẽ góp mặt trong buổi văn nghệ này.

Đại hội sẽ được kết thúc bằng một thánh lễ cầu hồn tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Lễ Cầu Siêu tại chùa Đạo Quang để cầu nguyện cho các tù nhân đã quá vãng vào ngày Chủ Nhật 5 tháng 10 năm 2008. Cũng trong dịp này, một buổi thăm viếng mộ một số tù nhân được chôn cất tại vùng Dallas cũng như một số cựu tù nhân đang sống trong các nhà dưỡng lão tại đây.

Ngoài ra, Đại hội cũng cho xuất bản một đặc san cùng chủ đề “Ba hình ảnh, một cuộc đời” để ghi lại những kinh nghiêm vui buồn, những bài học đánh ghi nhớ của đời tù nhân. Nhà văn Phan Nhây Nam, một cựu tù nhân chính trị đã bị cầm tù trên 16 năm và nhóm bạn hữu phụ trách với sự đóng góp của nhiều cây bút cựu tù nhân.

Triển lãm của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt

Cũng trong ngày thứ bảy tại Garland Special Event Center, một cuộc triển lãm đặc biệt do Viện Bảo tàng Thuyền Nhân và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa do ông Giao Chỉ Vũ văn Lộc đảm trách với phần trưng bày những hình ảnh và di vật của quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như của cựu tù nhân chính trị Việt nam. Ông Vũ văn Lộc cho biết: để có thể thực hiện cùng một lúc việc sưu tầm và phổ biến những tài liệu và hình ảnh lịch sử, Viện Bảng Tàng Thuyền Nhân và Quân Lực VNCH đang kêu gọi các cựu tù nhân chính trị cộng tác vào cuộc triển lãm này bằng cách đóng góp những hình ảnh, tài liệu như giấy mời đi trình diện, giấy ra trại, hình ảnh vợ con đi kinh tế mới, thư từ cuả gia đình, hoặc những kỷ vật từ trại tù lon uống nước, áo quần tù…những tài liệu và kỷ vật này có thể được trình bày bằng cách gián lên những bià cứng để đem đến Đại hội. Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân sẽ có một ban giám khảo chọn những tài liệu gía trị và được trình bày đẹp nhất cho ba giải thưởng. Giải nhất $500, giải nhì $300, và giải ba $200. Mọi chi tiết về cuộc triển lãm này xin liên lạc với Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân qua điện thoại số: 408-726-4441. Hoặc email:giaochisanjose@sbcglobal.net.

Riêng hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) trong dịp này cũng sẽ cho triển lãm Bộ sưu tập lịch sử truyền thanh (oral history) “ Chân Dung Người Mỹ Gốc Việt Tại Texas”. Bộ sưu tập này đã được triển lãm tại Viện Bảo tàng Texas tại Austin vào tháng 4 và tại Đại Hội Sinh Viên Việt Nam Vùng Bắc Mỹ tại Portland Oregon vào đầu tháng 8 vừa qua.

Cũng nên nhắc lại, hội VAHF đã cùng với Việt Nam Center tại đại học Texas Tech tại Lubbock khánh thành Bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam vào cuối tháng 5, 2008. Bộ sưu tập bao gồm trên 200, 000 trang tài liệu, hình ảnh liên quan đến tù nhân chính trị VN và chương trình HO (Humanitarian Operation). Độc giả có thể tìm hiểu về bộ sưu tập này qua mạng internet toàn cầu tại website: http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/1849/18490000000.pdf. Hội VAHF cũng đang tiếp tục làm việc với đại hoc Texas, Viện Bảo tàng Texas và Austin History Center để tiếp tục chương trình lịch sử thu thanh. Hội VAHF cho biết hội sắp hoàn tất bộ sưu tập thứ hai với nhan đề “ Nghệ sĩ Người Mỹ Gốc Việt tại Texas” hội sẽ cho triền lãm tại Viện Bảo tàng Texas vào ngày 23 tháng 11 sắp tới. Hội VAHF kêu gọi sự đóng góp của các tù nhân chính trị trong chương trình lịch sử thu thanh này để có thể lưu truyền những kinh nghiệm của người tù nhân chính trị VN bằng chính tiếng nói của họ cho thế hệ mai sau và nhất là cho các cộng đồng trong sinh hoạt giòng chính tại Hoa Kỳ. Mọi chi tiết xin liên lạc với hội VAHF qua email:VAHFinfo@vietnameseamerican.org. Hoặc điện thoại số (512) 844-9417.

“Ôm tin hoang đường mà sống” Và “Uống nước phải nhớ nguồn”

“ Tôi là tù nhân trốn trại rồi đi vượt biên qua Mỹ năm 1983. Mặc dù không qua Mỹ với diện HO, nhưng tôi đã nghe danh Bà Khúc Minh Thơ từ những ngày nằm trong tù. Tôi rất cảm phục những điều bà đã làm cho tù nhân. Nay bà Thơ quyết định tổ chức Ngày Tù Nhân tại Dallas, tôi là người địa phương, lẽ nào tôi lại không giúp một tay?”

Đó là những lời phát biểu của ông Đặng Hiếu Sinh, chủ nhiệm tạp chí Ca Dao, một bán nguyệt san chuyên về văn học, nghệ thuật ra đời từ năm 2001 tại Dallas, Forworth. Ca Dao cũng có khá nhiều độc gỉa từ các tiểu bang khác. Ộng Đặng Hiếu Sinh cho biết ngoài vai trò diều hành tổng quát cho Đại hội, ông và một số người trong ban tổ chức có phương tiện truyền thông như nhà báo Thái Hoá Lộc cũng xử dụng phương tiện truyền thông riêng để phổ biến và kêu gọi mọi người tham gia Đại hội vì theo ông, sức khoẻ và tuổi tác của các tù nhân và bà Khúc Minh Tho thì không có hy vọng có một lần thứ hai.

Bà Angie Hồ Quang, người phụ trách nội vụ cho Đại hội đã sốt sắng tham gia vì cha của bà là một tù nhân chính trị. Bà cho biết, bà không bao giờ quên được những ngày theo mẹ ra bắc tiếp tế cho cha tại trại tù Hàm Nam Ninh. Bà Angie Hồ Quang tâm sự:

“ Chị không thể nào quên được quên được những ngày đen tối và tuyệt vọng đó. Và em biết không, những tù nhân đã “ôm tin hoang đường” mà sống, mà sinh tồn. Tin đó là: có một người đàn bà đang can cường đấu tranh đòi tự do cho các tù nhân đang sống trong cảnh tuyệt vọng của hoả ngục trần gian. Người đàn bà đó, chính là chị Khúc Minh Thơ của chúng ta. Tin “hoang đường” này đã là lẽ sống cho biết bao tù nhân để họ có thể sống được cho đến ngày được thả tự do. Cũng có biết bao nhiêu người đã không còn nữa khi ánh sáng tự do đã đến, nhưng ít nhất, tin mà những năm tháng đầu có người gọi là “hoang đường” đã đem lại một niềm an ủi vô biên trong những ngày cuối cùng của họ vì họ biết rằng họ đã không bị bỏ quên.”

Đối với Bác sĩ Nguyễn văn Hào, chủ tịch Hội Ái ữu Quảng Đà, một hội chuyên vể vấn đề văn hóa. Dù không có nhiều liên hệ đến vấn đề tù nhân chinh trị nhưng hội cũng nằm trong ban tổ chức và nhận lãnh phần vụ tổ chức tiếp đón tù nhân bằng cuộc picnic tại hồ White Rock Lake Park trong ngày đầu tiên của Đại hội. Theo bác sĩ Hào, các tù nhân sẽ gặp gỡ nhau trong cảnh ngoài trời thoáng mát để hàn huyên nhưng khu công viên này cũng có một hội trường khang trang để sinh hoạt và nhất là để chia xẻ tâm tình và thưởng thức một chương trình văn nghệ do chính hội đảm trách. Bác sĩ Nguyễn văn Háo phát biểu: “Là mội hôi dân sự, tâm tình chúng tôi muốn chia xẻ ở đây chính là sự biết ơn từ những người dân tới những người tù cải tạo đã hy sinh quá nhiều cho đất nước, dân tộc. Sự biết ơn này chính là cái văn hóa cao đẹp theo tinh thần “uống nưuớc nhớ nguồn” của người Việt mà hội Quảng Đà luôn gìn giữ và phát huy.”

“Đến để cầu nguyện, để tưởng nhớ, để lắng nghe”

Đối với nữ tài tử Kiều Chinh người đang bận rôn với việc đóng phim nhưng cũng sắp xếp công việc để đến với Đại hội vì: “Chị Khúc Minh Thơ đã có dặn bảo từ năm ngoái, thì phải đến. Đến ví ngưỡng mộ tấm lòng và công sức bền bỉ của chị dành cho gia đình tù nhân chính trị.” Kiều Chinh cũng nói thêm “Gần như trong chúng ta, ai cũng có hơn một người thân yêu đã từng là chiến sĩ, là tù nhân chính trị. Trong tinh thần ấy, tôi đến đây để cùng thắp một nén nhang cho những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, đến để cầu nguyện, để tưởng nhớ , để lắng nghe.”

Bà Khúc Minh Thơ và nữ tài tử Kiều Chinh đều là những phụ nữ hoạt động xã hội. Cả hai đã có dịp gặp gỡ và chia xẻ sự quan tâm tới tương lai của thề hệ trẻ,. Do đó, cả hai bà cùng nỗ lực giúp hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt xây dựng lại lịch sử của người Việt tự do cho thế hệ mai sau.

Nữ tài tử Kiều Chinh cho biết bà còn đặc biệt quan tâm và mong mỏi được gặp những người vợ, người mẹ của các tù nhân, những người với những đôi vai oằn vì những trách nhiệm gia đình, con cái, với người chồng bị tù đầy, giam giữ. Nhưng họ đã vượt qua tất cả với lòng can đảm, trung kiên để giữ vững gia đình và đợi ngày chồng về. Khi sang đến đất tự do, bắt đầu lại cuộc đới, các chị lại tiếp tục can đảm hy sinh với những khó nhọc giữ vững gia đình để có ngày hôm nay.

Nữ Tù nhân chính tri kiên cường

Bà Nguyễn thị Thanh Thuỷ, cựu Thiếu tá Cảnh sát Biệt đội gián điệp Thiên Nga, bà là nữ tù nhân ở tù lâu nhất. Với 13 năm tù, bà đã trải qua 5 trại tù Long Thành, Thử Đức, Hàm Tân, X4 tại Bộ Tư Lệnh Cảnh sát cũ gần trường Petus Ký, bà có trên 10,000 bạn tù. Chồng bà cựu Đại úy Lê Thành Long cũng bị giam trên 6 năm. Cà hai sẽ về với Đại hội. Bà Thanh Thủy đã không giấu được sự xúc động khi trả lời câu hỏi của người viết:

“Người còn, kẻ vĩnh viễn ra đi cũng thật nhiều, tôi hy vọng trong Đại hội này sẽ gặp được một số bạn cũ để bày tỏ tâm tình với họ. Có những người đã chia xẻ với tôi một xô nước, một cây củi, một viên thuốc trong những ngày ốm liệt trong tù. Chính xô nước, cây củi của họ lau cho tôi những giọt mồ hôi và nước mắt, và viên thuốc của họ đã cứu sống tôi để tôi có ngày hôm nay..”

Người viết có hỏi bà Thanh Thủy về con số nữ tù nhân chính trị gồm bao nhiêu người và họ là những ai, bà Thanh Thủy cho biết, qua các trại bà từng sống thì bà chứng kiến khỏang trên 300 nữ tù nhân chính trị, Họ gồm một số các chị là nữ sĩ quan VNCH, tình báo, những cán bộ và các viên chức dân sự trong chính quyền cũ, một số khác là những phụ nữ từ mật khu ra bị nghi là gián điệp.Hầu hết các chị được về trong vòng 10 năm. Có chị Đại Úy Nguyễn Ngọc Soạn về vào năm 1986, Chị Đại tá Cẩm Hương cũng về năm 1986 nhưng sau đó bị bệnh mất. Riêng chị trung sĩ Nguyễn Thị Bê ở 12 năm rưỡi, mặc dù chỉ là trung sĩ, lẽ ra chị chỉ phải học một tuần, nhưng vì chị có hoạt đông phục quốc nên mãi đến tháng giêng năm 1988 mới được thả. Hiện chị đang sống tại Boston, Chị bị đánh nhiều quá, chiếc cổ chị bị trật vẫn còn bị bó cho đến ngày hôm nay nên chị không thể về với Đại hội được.

Hai thế hệ trong lao tù Cộng sản

Cựu Đại tá cảnh sát Võ văn Xét tù 13 năm, sang Mỹ năm 1991. Gia đình ông gồm 2 thế hệ trong lao tù Cộng sản. Ông ra trường Khoá I Sĩ Quan Thủ Đức cùng với ông Nguyễn Đình Phúc, cố phu quân của Bà Khúc Minh Thơ. 20 năm sau, năm 1971 con trai ông Trung úy Võ Khắc Hiệp cũng theo chân cha vào trường Võ bị Thủ Đức. Năm 1974 anh Hiệp bị bắt cùng 10 binh sĩ tại Chương Thiện, rồi bị tù 3 năm, được thả năm 1978. Anh Hiệp vượt biên đến Mỹ năm 1980.

Ông Xét phát biểu. “Nhớ lại những ngày sống ngắc ngoải trong lao tù CS, mơ ước có ngày được gặp mặt vợ con thật là mong manh. Có ngờ đâu hôm nay lại còn được sống tự do, gia đình đoàn tụ sau 15 năm dài ly tán, con cái thành đạt, cháu đầy đàn. Thật là một ước mơ thành tựu ngoài sức tưởng tượng. Xin cảm tạ ơn trên, xin cảm tạ bà Khúc Minh Thơ.

Cựu đại úy quân báo Nguyễn Hữu Của, chú họ cố phu quân Bà Khúc Minh Thơ tù trên 10 năm. Đến Mỹ năm 1990 đi học Luật trở lại và từng mở văn phòng phụ tá pháp lý tại San Diego, ông còn là một nhà văn đóng góp với nhiều báo chí và tập san tại hải ngoai. Hiện ông Của đang làm Chủ tịch hội Ái hữu Bình Dương và Phó Chủ tịch hội Văn Bút Hải ngoại Nam Cali. Ông Của cùng gia đình và một số bạn bè đã sẵn sàng đi Dallas để đến với Ngày Tù Nhân Chính Trị VN, vì theo ông đây là một điều hữu ích cần phải được ủng hộ.

Cựu Thiếu úy Cảnh sát Đoàn Lê tù 8 năm, đến Mỷ năm 1992 diện HO 12 đang sống tại Minisota với một vợ, 4 con đều đã thành đạt và với 4 cháu nội, ngoại. Ông Đoàn Lê mong mỏi được gặp bạn tù cũ tại các trại Suối Máu, Bàu Lâm. Ông nghĩ rằng ông đã tù chung với ít nhất là 6, 000 bạn tù. Ông hy vọng gặp được càng nhiều càng tốt những người bạn của những ngày khốn khổ nhất để chia xẻ với nhau những kỷ niệm của những ngày bi đát trong tù và tâm sự về những tháng ngày qua trên đất tự do. Ông kêu gọi mọi cựu tù nhân khi nghe đài phát thanh, báo chí các mạng internet hãy hưởng ứng về cho đông đủ cho vui và để cám ơn những người đã tranh đấu cho tù nhân có ngày hôm nay.

Về với Đại hội với một ước mơ

Cựu Thiếu Úy Ngô Trọng Phục ra trại tháng 7 năm 1982. đến Mỹ năm 1994. Trên 7 năm tù, sống qua 4 trại Hòa Cầm Đà Nẵng từ trước khi mất Sàigon, rồi các trại Hiệp Đức, Kỳ Sơn, và cuối cùng là Tiêm Lãnh. Theo sự sắp xếp của nhà tù CS thì cứ 4 tổ một nhà, mỗi tổ từ 8 tới 12 người, một nhà sẽ có 48-60 người. Mỗi trại có 20 tới 25 nhà. Như thế sĩ số cuả mỗi trại là từ 1,200-2,000 người. Với 4 trại tù đã sống qua, ông Trọng Phục đã có ít nhật từ 5,000 tới 8,000 bạn tù. Ông hy vọng nếu ông gặp được 10% bạn tù ở đây cũng là điều làm cho ông vui lắm rồi. Vì lập gia đình sau khi đi tù về nên người con trai duy nhất cuả ông năm nay còn đang học năm thứ ba đại học. Cậu vừa được học bổng đi Anh để học về Sử học. Ngoài việc về với Đại hội để gặp lại bạn bè, Ông Ngô Trọng Phục muốn đem đến Đại hội một đề nghị, một mong ước là Đại hội sẽ chọn một Ngày Quốc Lễ. Ông tâm sự với cả lòng hăng say:

“Cô có thấy khí thế của người Việt hải ngoại trong những ngày gần đây lên cao như thế nào không? Từ Âu châu, Mỹ châu, tới Úc châu, cờ đỏ CS đi tới đâu là bị cờ vàng dẹp tới đó. Nhưng tương lai khi chúng ta mất đi, thì không hiểu con cháu của chúng ta có còn giữ được khí thế đó không? Vì thế, chúng ta cần phải chọn môt ngày, tạm gọi là Ngày Quốc Lễ cho người Việt Tư do. Ngày đó, tất cả mọi người sẽ tụ họp lại để mừng ngày lễ chung
và để ghi nhớ chúng ta là người Việt, tuy chúng ta không có lãnh thổ để gọi là ngày Quốc Khánh, nhưng chúng ta có con người và có ký tưỏng tự do..”

Ông Ngô Trọng Phục cho biết mặc dù mới biết tin trong vài ngày, cựu tù nhân chính trị tiểu bang Minisota đã có 12 người ghi tên và lo xong vé máy bay. Hy vọng còn 6 tuần nữa, con số người tham dự sẽ còn lên cao hơn nữa.

Sự hỗ trợ của truyền thông VN và đặc biệt của SBTN

Căn nhà nhỏ đường Marthas Lane của quân Falls Church của bà Khúc Minh Thơ tại Virginia trong năm qua lại có không khí bận rộn như những năm của thập niên 1980, 1990, khi mà người phát thơ phải bỏ thư vào những bao tải để chuyển thư của gia đình tù nhân chính trị VN tới đây. Những lá thư kêu cứu đầy nước mắt của vợ con, cha mẹ của những tù nhân chính trị VN đang bị giam cầm trong những trại tù khổ sai đầy khốn khổ, nhục nhằn. Có những lá thư do chính các tù nhân viết trong những cơn tuyệt vọng khốn cùng từ trại tù. Cám ơn kỹ thuật internet, ông phát thơ hôm nay không phải khiêng những bao tải thơ nặng chĩu và bà Khúc Minh Thơ và các anh chị em trong hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN không phải thức đêm, thức hôm để bóc thư, đọc và trả lời, chỉ có hôp email fvppa@aol.com là đầy ắp thư của cựu tù nhân, gia đình và thân hữu gửi về để hỏi về Đại hội. Mặc dù có hai thơ ký tình nguyện là Cô Nguyễn Minh Phượng, ái nữ út của bà Thơ và cô Hoàng Lan Anh, hội viên của hội VAHF giúp nhưng email cuả bà Thơ vẫn chưa bắt kịp những email gửi tới. Khi người viết đang viết bài này thì Bà Thơ vừa mới từ Virginia sang Jan Jose’ để tham dự những cuộc phỏng vấn của đài phát thanh, truyền hình và báo chí tại đây, trước khi về Nam Calie để được đài SBTN và một số đài phát thanh và báo chí khác phỏng vấn. Riêng đài SBTN đã có những cuộc phỏng vấn đặc biệt từ các chương trình “ Huynh Đệ Chi Binh” của nhà văn Huy Phương, một cựu tù nhân chí nh trị từng bị cầm tù 7 năm và “Những Vấn Đề Của Chúng Ta” của nhà văn Phan Nhật Nam, và nhiều chương trình khác. Ngoài hai cộng tác viên của đài là nhạc sĩ Nam Lộc và ca sĩ Việt Dzũng sẽ về làm MC cho Đại hội và kêu gọi các ca sĩ là con cháu của các tù nhân chính trị, SBTN sẽ gửi nhà văn Huy Phương và phóng viên từ đài trung ương về để thu hình và làm phóng sự. Tất cả những hỗ trợ này không ngoài mục đích hỗ trợ cho sự thành công của Đại hội. Người viết có đặt câu hỏi bà mong mỏi gì từ Đại hội này, bà Thơ đáp lai không một chút do dự:

“ Mong được gặp tất cả anh chị em để hàn huyên tâm sự, đề cùng cám ơn tất cả những người đã giúp cho cuộc tranh đấu cho tù nhân chính trị, và để lưu lại cho thế hệ mai sau những câu truyện về cuộc đời cơ cực nhưng đầy hào hùng của cha ông chúng. Đó là món quà quý báu nhất mà thế hệ chúng tôi có thể tặng cho con cháu mình khi mình đã khuất bóng. Trong dịp này, tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả các thân hữu, hội đoàn, các nhà bảo trợ đặc biệt là các cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí đã và đang bỏ rất nhiều công sức cho việc tổ chức Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam”

Nhìn bà với tuổi đời trên 70 nhưng vẫn bôn ba vì 6 chữ “tù nhân chính trị Việt Nam”, bạn bè thân tình thật kính nể nhưng cũng thật sót sa. Có người đã tăng cho bà 2 câu thơ vui, người viết xin chia sẻ với độc gỉa:

“Khúc Minh Thơ, bài thơ ngời sáng, Cả một đời ôm lấy HO”

Một ghi nhận khác của người viết về tù nhân chính trị Việt Nam qua nhiều cuộc phỏng vấn họ, người viết chưa thấy một tập thể nào gồm những người phải chịu những đau khổ và thiệt thòi đến như thế mà họ lại có một tấm lòng mang ơn sâu sắc tới những người đã từng giúp đỡ họ và gia đình họ đến như vậy. Phải chăng, chỉ có những người đã bị mất những điều quý giá mới biết rằng những điều đã mất quý giá đến chừng nào? Hôm nay đây, những tù nhân chính trị VN đang trong tuổi “thập cổ lai hy”, tuổi “chuối đã chin cây”, nay còn mai mất, cơ hội được gặp nhau lần này phải chăng là… lần cuối? Các quý vị cựu tù nhân chắc sẽ không thể vì bất kỳ một lý do gì bỏ mất cơ hội có một không hai này.

Mọi chi tiết ghi danh xin liên lạc với website của hội qua địạ chỉ: www.hoigiadinhtnctvn.org. Hoặc email về các địa chỉ sau đây: nguyen.t.q@sbcglobal.net, nvdallasus@ont.com, hoặc cadao@tapchicadao.com. Hoặc điện thoai số: 703-560-0058, và 703 623-0124

Triều Giang
Tháng 8/2008

Thieu Ta Vo Dang Phuong

Thiếu Tá Võ Ðằng Phương, biểu tượng bất khuất của sĩ quan quân lực VNCH
Monday, September 22, 2008


Nói đến các cuộc bạo động trong tù, chúng ta không thể quên được “Vụ 20 tháng 04 năm 1979” xảy ra ở Phân Trại 4/Trại Bình Ðiền, tỉnh Thừa Thiên. Vụ này do một ban tham mưu gồm chín sĩ quan chỉ huy toàn thể 500 tù nhân trong trại vùng dậy, đòi cải cách chế độ lao tù như tôi đã đề cập ở trên. Sau vụ này, nhiều anh em tù nhân đã bị bọn công an đáng đập một cách bạo tàn đến gãy xương, trào máu, bầm gan tím ruột. Nhiều sĩ quan đã bị chết trong tù sau những trận đòn dã man như Ðại Úy Nguyễn Văn Báu, Ðại Úy Nguyễn Thuận Cát, Thiếu Úy Trần Hữu Sơn. Tất cả chín sĩ quan trong ban tham mưu nói trên đều bị cùm tay, cùm chân gần năm năm trời trong nhà biệt giam. Nếu ai có ở tù tại Phân Trại 4/Bình Ðiền lúc bấy giờ (20 tháng 4 năm 1979) mới chứng kiến được cảnh công an thuộc Ty Công An Bình Trị Thiên lên tàn sát tù nhân bất chấp Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền. Chúng đã dã man đánh đập anh em liên tục không biết mệt. Sau khi hành nghề đấm đá ba tiếng đồng hồ, bọn công an “thợ đấm” bắt đầu rút khỏi trại để lại năm mươi nạn nhân nằm la liệt, rên la quằn quại trên những vũng máu như các anh Nguyễn Văn Thiện, Ðôn, Nguyễn Văn Vy, Nguyễn Hữu Ái, Nguyễn Trung Việt và anh Nguyễn Hữu Tứ... giống như cảnh ngoài chiến trường.

Chứng kiến cảnh đánh đập dã man như vậy, tất cả tù nhân khác trong trại đều căm thù đến uất nghẹn. Có một sĩ quan trong Phân Trại 4 lúc bấy giờ cảm thấy hận thù thêm chất ngất, mang sẵn dòng máu bất khuất, anh hùng của Lê Lợi, Quang Trung, dòng máu kiên cường, dũng cảm của Trần Hưng Ðạo, Trần Bình Trọng cũng như ý thức được Trách Nhiệm, Danh Dự và Tổ Quốc, anh dấn thân lao vào cuộc chiến mới ngay trong ngục tù cộng sản. Anh tiếp tục nuôi dưỡng ý chí đấu tranh đến giọt máu cuối cùng dầu anh ta biết rằng, chân lý dù có bị đè bẹp xuống dưới bùn lầy nước đọng rồi cũng sẽ ngóc đầu dậy mỉm cười với trời xanh bất chấp cả thời gian lẫn không gian. Cho dù anh có thể bị đọa đày trong kiếp tù tội thêm mười hay hai-mươi năm nữa, cho dù anh có thể bị xử bắn theo luật rừng... Anh vẫn hiên ngang bảo vệ chân lý đến cùng, không một chút nao núng trong lòng: Ðấy là Thiếu Tá Võ Ðằng Phương, Lữ Ðoàn 258 TQLC/QLVNCH.

Dầu đang ở trong ngục tù, Thiếu Tá Võ Ðằng Phương quyết định viết một lá thư gởi cho Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Ðồng để yêu cầu giải tỏa những vấn đề về Tự Do-Nhân Phẩm của con người. Võ Ðằng Phương ở tù lúc bấy giờ đã hơn mười năm rồi, nhưng anh vẫn dứt khoát viết một bức thư đề tên Thủ Tướng Phạm văn Ðồng để đại diện cho Nhân Dân Việt Nam yêu cầu chính phủ Hà Nội xét lại chính sách cai trị nhân dân của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Ðại Úy Nguyễn Ðình Khương, Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 120 Ðịa Phương Quân, người đã tham gia vụ 20 tháng 4, bị cộng sản cùm gần năm năm mới được thả ra, đã được anh Phương móc nối để cùng nhau thảo nên bức thư đó. Lúc anh Khương được đưa từ Phân Trại 2 về Phân Trại 1, Khương ngủ sát chỗ nằm với Võ Ðằng Phương. Lúc bấy giờ mỗi người chỉ được “45 phân chiều ngang” để nằm và phải nằm nghiêng mới đủ chỗ. Theo lời thuật lại của anh Khương, hai người đã cùng nhau nằm ngủ trong mền để thảo ra bức thư đó. Nội dung bức thư mà anh Võ Ðằng Phương gởi Thủ Tướng Phạm văn Ðồng như sau:


“...Xét rằng:

1- Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các sĩ quan QLVNCH đều bị bắt giam trong các trại “cải tạo” mà không xét xử, không tuyên án. Ðây là một hành động vi phạm trắng trợn Hiệp Ðịnh Paris năm 1973 mà chính phủ ông đã ký kết.

2- Tất cả sĩ quan QLVNCH trong các trại “cải tạo” trên khắp lãnh thổ Việt Nam đều bị đối xử tồi tệ, vô nhân đạo. Ðó là một sự trả thù hèn hạ, thấp kém, điên cuồng, mất cả tình người, không đếm xỉa gì đến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

3- Gia đình vợ con của tất cả sĩ quan QLVNCH cũng bị đối xử quá tồi tệ:

- Họ bị đày lên rừng thiêng nước độc để sống trong các vùng mệnh danh là Kinh Tế Mới.

- Tất cả những nhà cửa, tài sản của nhân dân miền Nam bị tước đoạt một cách công khai trắng trợn.

- Con cái của các sĩ quan trong chế độ cũ đều bị cấm vào học ở tất cả các trường vì bị coi là con của ngụy. Lý lịch ba đời bị gán cho những thành phần này khiến con cháu họ không thể làm bất cứ việc gì để sinh sống được.

4- Sau hơn 10 năm đất nước Việt Nam được thống nhất, nhân dân Việt Nam vẫn còn đói rách, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Chiến tranh vẫn chưa chấm dứt, hòa bình vẫn chưa xuất hiện trên đất nước Việt Nam Sự tự do dân chủ vẫn chưa được thực thi. Nhân dân Việt Nam vẫn sống trong lo âu, sợ hãi. Ðiều này chứng tỏ Ðảng và Nhà Nước đang thi hành một chính sách sai lầm hoàn toàn.

Nay yêu cầu Ðảng và Nhà Nước:

- Thả ngay lập tức tất cả sĩ quan và những nhân viên của chế độ cũ đang bị giam cầm trái phép và phải đối xử nhân đạo theo bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.

- Hãy đối xử nhân đạo và bình đẳng với vợ con, gia đình của tất cả sĩ quan và những viên chức trong chế độ cũ trước đây.

- Xét lại toàn bộ đường lối, chính sách của Ðảng và nhà nước để toàn dân được no cơm ấm áo và được sống trong một nước hòa binh, độc lập, tự do, dân chủ thực sự:

*Thực thi hòa giải hòa hợp dân tộc

*Phục hồi lại nền kinh tế

*Chấm dứt chiến tranh

*Giải tỏa lệnh bế quan tỏa cảng thông thương với nước ngoài.

Làm tại Bình Ðiền ngày 19 tháng 6 năm 1985

Ký tên Võ Ðằng Phương

Chủ Tịch Lâm Thời Phong Trào Thiết Lập nền Ðệ Tam Cộng Hòa”


Sau khi viết xong bức thư, anh Võ Ðằng Phương có mời một số sĩ quan đã tham gia vụ 20 tháng 4, 1979 cùng ký vào bức thư trên. Nhưng sau đó anh nghĩ rằng các anh này vừa tham dự một trận chiến trong ngục tù quá khốc liệt nên để các anh ấy nghỉ dưỡng quân một thời gian đã. Thế rồi anh Võ Ðằng Phương quyết định ký tên một mình. Sau đó anh ghi lại thành ba bản, một bản gởi Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng, nhờ trưởng trại chuyển giao, một bản gởi cho Trưởng Trại Bình Ðiền, nhờ cán bộ trực chuyển giao, và một bản lưu. Sau khi Trại Trưởng Bình Ðiền, Trung tá Trần Văn Truyền nhận được bức thư nói trên, anh Võ Ðằng Phương liền bị cùm ngay và bị đưa vào ở nhà kỷ luật khoảng ba tháng trước khi ra tòa xét xử. Dĩ nhiên bức thư của anh Phương là một bản án chống lại chế độ Cộng Sản Hà Nội một cách rõ rệt nên ban tham mưu cán bộ trại cải tạo sau nhiều ngày họp với Ty Công An Bình-Trị-Thiên đã quyết định đưa anh ra tòa án nhân dân để xét xử.

Ðứng trước vành móng ngựa, Thiếu tá TQLC Võ Ðằng Phương đã trả lời một cách khẳng khái và hùng hồn, khiến ai nấy đều cảm phục. Một số nhân viên làm việc trong tòa án đã bỏ dở công việc để chạy vào xem, vì thấy “bị cáo” là một mẫu người thật khí khái. Cứ mỗi lần quan tòa hỏi câu nào, anh Võ Ðằng Phương không trả lời trực tiếp, anh giả bộ nói loanh quanh để chửi chế độ độc tài đang tác oai tác quái trên đất nước Việt Nam. Có đoạn anh Phương đã nói: “Tôi nói đây với tư cách của người dân bình thường, nói lên tiếng nói mà những người chung quanh tôi, bạn bè tôi, nhân dân Việt Nam không dám nói. Tôi nói có tình có lý chứ không phải sử dụng biện pháp quân sự để đàn áp.”

Nghe anh Phương nói vậy, quan tòa nói ngay: “Anh là một thằng sĩ quan ngụy không hơn không kém, anh là cái thá gì. Một triệu ngụy quân và chư hầu còn thất bại nói gì một mình anh.”

Nhưng rồi qua một đoạn khác anh Phương vẫn hiên ngang: “Các ông làm gì có luật pháp. Luật pháp của các ông là luật rừng. Tôi đã ở trong tay các ông thì do các ông quyết định.”

Thấy những lời nói của “bị cáo” hùng hồn bất lợi cho phiên tòa, tên quan tòa liền chỉ thị cho “bị cáo” nói câu cuối cùng. Biết chúng cố ý không cho nói nhiều, anh Võ Ðằng Phương quyết định cô đọng lại những ý tưởng quan trọng rồi tiếp tục ngẩng đầu cao và dõng dạc trước tòa:

- Ai là kẻ vi phạm Hiệp Ðịnh Paris 1973?

- Ai là kẻ gây ra chiến tranh và nghèo đói?

- Phạm Văn Ðồng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn việc xé bỏ Hiệp Ðịnh Paris. Rồi đây nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới đều được biết đến lời nói của tôi trước tòa án này.

Anh Võ Ðằng Phương đang nói thao thao bất tuyệt thì tên quan tòa đứng lên tuyên bố chấm dứt phiên tòa để vào nghị án. Sau khi nghị án, tòa tuyên án anh Phương 10 năm tù ở sau khi thi hành xong án tù “cải tạo” vì phạm tội “âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân”.

Theo lời anh Nguyễn Kim Chung (Ðại Úy TQLC cũng đã xuất hiện trong phiên tòa này như một bị cáo vì bị nghi ngờ có liên hệ đến vụ này), khi nghe đọc bản án, anh Chung nghĩ rằng đây là một bài luận văn viết đâu sẵn từ trước. Còn việc đưa anh Võ Ðằng Phương ra tòa xét xử chẳng qua chỉ là một việc làm có tính cách hình thức để đánh lừa quần chúng mà thôi. Như vậy từ năm 1975 đến năm bị đưa ra tòa, anh Phương đã ở tù được 10 năm. Bây giờ theo lệnh tòa án anh Phương tiếp tục ở tù thêm 10 năm nữa là 20 năm.

Sau khi rời tóa án và bị còng tay đưa lên lại trại “cải tạo” Bình Ðiền để ở tù tiếp, trại trưởng Trung tá Trần văn Truyền lúc bấy giờ có khuyên anh Phương nên nhún nhường và phải biết điều hơn, anh Phương đã quát vào mặt tên trại trưởng: “Ông đừng có dạy đời tôi nữa. Ông biết Trần Bình Trọng trong lịch sử Việt Nam chứ? Tôi muốn sống như Trần Bình Trọng!”

Dĩ nhiên sau đó Thiếu Tá Võ Ðằng Phương tiếp tục ở tù thêm mười năm nữa trong sự uất ức và hận thù triền miên. Mãi đến năm 1995, anh Võ Ðằng Phương mới được Cộng Sản trả tự do khỏi trại cải tạo Hàm Tân. Lúc trở lại quê nhà, anh bị bạo bệnh kéo dài và hành hạ do những trận đòn tra tấn dã man và độc ác qua những năm tháng quằn quại trong ngục tù cộng sản để rồi sau đó, anh đã vĩnh biệt cõi đời trong tức tưởi và uất nghẹn vì thù nhà chưa trả nợ nước chưa đền.

Qua những hành động đầy kiên cường và bất khuất của Thiếu tá Võ Ðằng Phương nói trên, chúng ta thấy rằng Sĩ Quan QLVNCH luôn biểu lộ Tinh Thần Danh Dự-Tổ Quốc-Trách Nhiệm ngay trong ngục tù cộng sản.

Võ Ðằng Phương là một Sĩ Quan đã Vị Quốc Vong Thân. Tổ Quốc và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vinh danh anh.

(Trích hồi ký “Trại Ái Tử và Bình Ðiền “ của Dương Viết Ðiền, tái bản 2003)

Ngay Tu Nhan Chinh Tri 3,4,5 Oct - 2008


HOÄI GIA ÑÌNH TUØ NHAÂN CHÍNH TRÒ VIEÄT NAM
FAMILIES OF VIETNAMESE POLITICAL PRISONERS ASSOCIATION
7813 Marthas Lane – Falls Church, Virginia 22043
Tel: (703) 560-0058 - Fax: (703) 204-0394
Email: fvppa@aol.com



ÑAÏI HOÄI NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VN 2008

Tâm Thư

Kính gửi Toàn Thể Các Anh Chị Em Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam
Thưa Quý anh chi,

Trong cơn quốc nạn 30 tháng 4 năm 1975, anh chị đã phải chịu nhiều gian truân và cay đắng tận cùng cả về thể xác lẫn tinh thần.
Sau hơn 32 năm, nay nhìn lại đoạn đường dài đã qua, biết bao ký ức lại hiện về. Những năm tháng đau khổ, nhục nhằn trong trại tù, những tuyệt vọng xen lẫn những hy vọng mong manh trong tăm tối, và những chia xẻ của người đồng cảnh ngộ...
Nhiều người bạn của chúng ta không còn nữa vì đã bỏ xác nơi thâm sâu cùng cốc. Nhiều người tuy thoát cảnh tù đày vẫn phải kéo dài cảnh sống đen tối trên quê hương do các quyền sống căn bản của con người đã bị tước đoạt. Nhiều người khác đã mạo hiểm vượt biển, hoặc băng rừng bất chấp mọi hiểm nghèo để đi tìm tự do. Do đó, không ít người đã phải bỏ thây trên biển cả hoặc nơi rừng sâu, núi thẳm.

Biết bao thảm cảnh đã xảy ra cho tới khi có Chương Trình HO cho phép tù nhân chính trị VN ra đi một cách chính thức. Tính đến hôm nay, đã có trên 300,000 cựu tù nhân chính trị và gia đình được định cư tại các nước tự do, đa số đã định cư tại Hoa Kỳ.
Trên vùng đất tự do, hầu hết các anh chị đã xây dựng được cuộc sống mới ổn định . Không ít con cháu của các anh chị đã thành đạt và có một tương lai tươi sáng, đầy hứa hẹn. Cảnh "tre già, măng mọc", thế hệ con cháu của chúng ta đang lớn lên và trưởng thành. Nhưng thời gian không bao giờ dừng lại. Tuổi đời chúng ta nay đã sang buổi xế chiều và biết bao anh chị đã ra đi vĩnh viễn.

Chúng ta phải làm gì cho thế hệ con cháu hiểu được những hy sinh mà chúng ta và chiến hữu của chúng ta phải trả bằng máu và nước mắt để các thế hệ nối sau ở vùng đất xa quá nửa quả địa cầu này hiểu được cảnh sống bi thảm từng xảy ra cho quê huơng VN cùng những gian khổ hiểm nghèo mà thế hệ cha ông của các em đã phải đối đầu.

Đó là mối ưu tư mà nhiều anh chị em đã chia xẻ với tôi. Từ mối ưu tư này, đã nảy sinh ý kiến kêu gọi tất cả các anh chị em cựu tù nhân chính trị khắp nơi trên thế giới hội tụ về Đại Hội "NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM" với ba mục đích:

1. Là ngày hội ngộ TN, hàn huyên nhằm thắt chặt mối liên hệ, chia xẻ kinh nghiệm và nâng đỡ tinh thần giữa những người đã bỏ một phần đời trong lao tù CSVN. Nay họ được đi định cư ở đất nước tự do bằng bất cứ phương diện nào.

2. Thực hiện một cuộc triển lãm tiêu biểu các trại tù suốt từ Nam chí Bắc và những tài liệu, hình ảnh về cuộc vận động cho chương trình HO đã được Quốc Hội chấp nhận cách đây 20 năm.

3. Đóng góp, gìn giữ và phổ biến những trang sử bi hùng cho thế hệ con cháu chúng ta bằng những nhân chứng sống, không thể xuyên tạc...

Lý do khiến chúng tôi kêu gọi các anh chị em đóng góp vào công cuộc gìn giữ và phổ biến những thực cảnh của một giai đoạn lịch sử bi hùng cho thế hệ con cháu chúng ta là vì không ai có thể làm việc này chính xác, đầy đủ và sống động bằng những nhân chứng sống. Những nhân chứng sống này chính là các anh chị em, những cựu tù nhân chính trị VN.

Các anh chị em đã phải hy sinh chịu đựng quá nhiều trong không ít cảnh ngộ đày ải trầm luân. Không thể để những thực tế ấy chìm vào quên lãng theo thời gian. Trước khi chúng ta đã nhắm mắt xuôi tay, chúng ta cần phải lưu lại cho con cháu chúng ta những câu chuyện thực về đời mình, về đời của những người Việt Nam yêu chuộng tự do đã phải trả giá bằng máu và nước mắt như thế nào. Những câu chuyện, những hình ảnh mà chúng ta sẽ tái tạo về nhà tù và những cảnh đày đọa mà các anh chi em từng trải qua sẽ là những minh chứng hùng hồn cho những trang sử đau buồn của đất nước, là những bài học vô giá cho con em chúng ta, và là hành trang quý báu vào đời để chúng luôn ngửng đầu hãnh diện về cha ông và nguồn gốc của chúng trên đất nước Hiệp Chủng Quốc này và trên toàn thế giới.

Những ý nghĩ trong Bức Tâm Thư này là một lời kêu gọi gửi đến toàn thể anh chị em cựu tù nhân chính trị. Kính mong được các anh chị em hưởng ứng, phổ biến rộng rãi NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM sẽ tổ chức tại Dallas, Texas, ngày 3 và 4 tháng 10 năm 2008 làm nơi hộïi ngộ của chúng ta. Để việc tổ chức được chu đáo xin quý anh chị em ghi danh tham dự bằng phương tiện nào thuận tiện nhất cho quý anh chị.
Kính chúc quý anh chị em cùng gia đình nhiều sức khỏe và mọi điều tốt đẹp.

Trân trọng,


KHÚC MINH THƠ
Chuû Tich.
•Ghi danh qua website: Hoigiadinhtnctvn.org vào phần ghi danh: NGAYTUNHANCHINHTRI
.Điện thoại: (703) 560-0058
Email : fvppa@aol.com subject : Ngay TNCTVN 2008



CHƯƠNG TRÌNH
NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 2008
DALLAS - NGÀY 3, 4 VÀ 5 THÁNG 10-2008.
–––––––

• NGÀY THỨ NHẤT: THỨ SÁU 3/10/08

Chủ đề “Trở về”

1. Picnic: từ 10:00AM 2:00PM: tại White Rock Lake Park

Ðịa chỉ: Winfrey Point Building
1298 E.Lawther Dr. Dallas, TX 75218-3308

Hội ngộ - ăn trưa - văn nghệ quần chúng: Do Hội Quảng Ðà phụ trách tổ chức với tinh thần: “Quần chúng nghĩ về người Cựu Tù Nhân Chính Trị VN.”

2. Ðêm Tâm Giao: 6:00PM -11:00PM.
Tại hội trường giaó xứ Thánh Phê-rô Dallas
Ðịa chỉ: 10123 Garland Road, Dallas, TX 75218

- 6:00PM -7:00PM: ăn tối self service: Nhóm Việt Mỹ phụ trách
- 7:00PM- 11:00PM: Văn nghệ Tù Ca, hát những sáng tác trong tù.

Việt Dzũng-Nam Lộc điều khiển chương trình.
Trình diễn: Xuân Ðiềm, Phan Văn Hưng, Huỳnh Công Ánh và các nghệ sĩ cựu tù nhân chính trị.

• NGÀY THỨ HAI: THỨ BẢY 4/10/08:

Chủ đề: “Tạ ơn người - Tạ ơn đời”

Ðịa điểm: Special Event Center
4999 Naaman Blvd, Garland, TX 75040

1. NGHI LỄ- TRIỂN LÃM -HỘI THẢO: (9:00AM-1:00PM)

Tham dự: các Cựu TNCT và Ðồng hương, quan khách Hoa Kỳ và đại diện các nước Ðồng Minh.
- 9:30AM: đón tiếp quan khách.
- 10:00AM: Nghi thức chào cờ, truy điệu, đặt vòng hoa tưởng niệm, truy ân các nước Ðồng Minh tham chiến ở Việt Nam.
- 11AM: Diễn văn của quan khách Việt Mỹ và chị Dương Nguyệt Ánh.
- Phần trình diễn của NS Phan Văn Hưng đến từ Úc Châu.
- Phần trình diễn của Ban Tù Ca Xuân Diềm.
- Giới thiệu 100 tù nhân trả tự do sau cùng, các quả phụ của các tướng lãnh đã qua đời.
- Giới thiệu: hình ảnh thứ ba - con của Tù Nhân và HO và gia đình Mỹ Việt, con của các chiến sĩ đồng minh đã từng sát cánh với các chiến sĩ VNCH để bảo vệ tự do và dân chủ cho VN.

Vinh danh các cá nhân, đoàn thể đã yểm trợ, giúp đỡ cho Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ.

-Ăn trưa nhẹ- Sandwich
-11:30AM - 12:30PM : quan khách đồng hương có thể xem triễn lãm và hội thảo với các diễn giả :Khoa Hoc Gia Dương Nguyệt Ánh- Nữ Tài Tử Kiều Chinh- Ông Vũ Văn Lộc.

Phát hành Ðặc San: Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Ðời - Ông Phan Nhật Nam

Triển lãm: hình ảnh, kỷ vật liên quan đến đến đời lính, đời tù và những ngày phấn đấu trên đất nước tự do. - Ông Vũ Văn Lộc

Trình bày tác phẩm: sách, truyện, tranh của cựu tù nhân chính trị - Ông Thái Hóa Lộc

2. ÐẠI NHẠC HỘI: “Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Ðời” (6:00 PM-11:00 PM)

- 5:30pm-6:30pm: đón tiếp quan khách, khán giả vào cửa và hướng dẫn chỗ ngồi
- 6:30pm: Trưởng ban tổ chức chào mừng Cựu TNCTVN và Ðồng Hương.
- Cảm tạ quý ân nhân bảo trợ chương trìnhà.
- 7:00 pm: Ca nhạc: - MC Nam Lộc & ViệtDzũng và ca sĩ là các con cháu Tù Nhân Chính Trị: Như Quỳnh, Diễm Liên, Nguyên Khang, Thế Sơn, Trần Thái Hoà, Hồ Hoàng Yến, Ánh Minh, Ðoàn Phi.
- Nhạc sĩ Phan Văn Hưng
- Ban Tù Ca Xuân Diềm.
- Ca sĩ Gia đình Việt Mỹ: Randy, Vân Anh.
- Fashion show do Kathy, gia đình Việt Mỹ phụ trách.

• NGÀY THỨ BA: CHÚA NHẬT 5/8/08: Trước giờ chia tay.

-10AM-11AM: Thánh lễ Chúa nhật tại nhà thờ ÐMHCG,
xin lễ cầu cho các TCTVN đã mất.
- Lễ cầu siêu tại Chùa Ðạo Quang
- Thăm viếng mộ phần cựu TNCT
- Thăm viếng các Cựu TNCT đang nằm dưỡng lão.
(Giờ giấc chi tiết sẽ được phổ biến trong ngày họp mặt )