Thursday, October 16, 2008

TRÙNG PHÙNG HY HỮU


NHỮNG CUỘC TRÙNG PHÙNG HY HỮU
TRONG NGÀY TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VN TẠI DALLAS

• Triều Giang

Ngoài 3 khách sạn Hampton Inn, Holiday Inn tai Richardson, và Comfort Suites tại Plano, là những nơi có đầy ắp những khách Việt phương xa, từ chiều thứ năm, ngày 2 tháng 10, một số đông đảo các gia đình Việt Nam thuộc các thành phố: Richardson, Plano, Arlington, Garland, Port Arthur…, những thành phố lân cận của Dallas đã đón tiếp những người bạn, những thân nhân từ phương xa đến. Họ tụ tập tại các tiệm ăn và khu phố người Việt. Những người khách với những mái tóc hoa râm và gương mặt khắc khổ mang nhiều suy tư. Họ đi thành từng nhóm, hoặc đi với gia đình. Họ là những cựu tù nhân chính trị Việt Nam từ khắp tiểu bang và một số quốc gia như Canada, Úc, đã tề tựu về đây để tham dự Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam do hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam với Bà Khúc Minh Thơ đứng ra tổ chức trong 3 ngày từ mùng 3 tới 5 tháng 10 vừa qua, tại Dallas, Texas.

“ Anh Mạnh đã chết trong trại tù K2 Tân Lập”

Ngày đầu tiên cuộc họp mặt được đặt tên là ngày “Trở về” diễn ra tại White Rock Lake Park, một công viên thơ mông nằm không xa trung tâm thành phố Dallas với chiếc hồ nhân tạo rộng mênh mông có những gợn sóng lăn tăn bời cơn giông nhẹ. Bên cạnh hồ là những thảm cỏ xanh mát mắt dù muà thu đã được báo hiệu bởi những chiếc lá vàng nhạt trên những tàng cây cao vút. Ở đây, cây cỏ, sông nước đã chứng kiến những cảnh hội ngộ để đời cuả hàng ngàn cựu tù nhân chính trị Việt Nam, những người đã phải gánh chịu đau thương, thiệt thòi nhất trong khúc quanh lịch sử vừa qua của đất nước VN. Họ đã ôm lấy nhau mà khóc. Họ đã không dằn được tiếng reo vui hay những lời nói nghẹn ngào vì xúc động khi nhận ra nhau. Họ tay trong tay tản bộ ven hồ, hoặc cùng nhau ngồi trên thảm cỏ để ôn lại những chuyện ngày xưa, những ngày tháng nhục nhằn trong lao tù Cộng sản, Họ nhắc đến những người bạn đã phải bỏ xác trong tù trong những ngày đen tối đó, hoặc những người đã ra đi vĩnh viễn tại quê nhà hay trên mảnh đất tự do. Họ nói với nhau về đời sống hiện tại, về con cái, và nhất là về những ưu tư về quê hương, đất nước…

“ Tôi đến hơi trễ vì bị lạc đường. Khi tôi đến thi đã hơn 10 giờ. Ban tổ chức đã có những tấm bảng ghi rõ các trại tù cắm dài dài trên thảm cỏ, để anh em có thể tìm đến và gặp nhau. Tôi dến ôm bảng trại Yên Bái và nhờ câu em ra đứng ở bảng trại Tân Lập, Vĩnh Phú. nhưng không gặp ai. Có lẽ anh em đến trước và đã gặp nhau. Tôi chạy vào hội trường thì đã thấy trên 1,000 người đứng ngồi chật nứt. Tôi đang ngơ ngác thì nghe ông Nguyễn Hân, Chủ tịch Hội HO Dallas đang kêu gọi trên loa phóng thanh: “Chi Hằng, vợ anh Nguyễn Lương Mạnh xin được gặp các anh từng ở trại K2 Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú, ở phiá sau sân khấu.” Tôi chen vào trong khối người dầy đặc để lên phía sân khấu. Lúc đó anh Trần Ân, bạn tù của tôi tại K2, Tân Lập đến từ Tennessee cũng vừa tới. Chúng tôi gặp nhau nghẹn ngào.”

Đó là lời kể của ông Sơn Lê đến từ Amarillo, Texas về cuộc trùng phùng giữa ông, ông Ân Trần, và Bà Hằng vợ của ông Nguyễn Lương Mạnh, bạn tù từng sống với ông tại trại K2 Tân Lập, tỉnh Vĩng Phú. Với gương mặt khắc khổ nhưng đôi mắt còn tinh anh có pha lẫn đôi chút tếu ngạo của một người vui tánh, Ông Sơn kể tiếp:

“ Phút chốc hình ảnh của trại tù K2 Tân Lập hiện ra trong đầu tôi, sống động như ngay trước mắt; những người tù gầy ốm khẳng khiu như những cái xác không hồn, như đoàn quân ma đang cắm cúi trưóc những luống rau xanh. Chúng tôi nuôi cá và trồng rau. Cứ hơn một tháng là chúng tôi sản xuất 5,6 tấn rau và hàng tấn cá nhưng không bao giờ được ăn cá, ăn rau. Khẩu phần của chúng tôi hàng ngày là 4 mẩu khoai mì và hai muỗng nước muối. Một tháng chúng tôi được một lần ăn “cơm tươi”. “ Cơm tươi” cũng chỉ là lưng bát cơm hẩm và 2 muỗng nước muối. Chúng tôi lúc nào cũng đói! Đói vàng con mắt! Đói triền miên. Lần đó anh Trần văn Thượng, sĩ quan cảnh sát đi lao động bắt được một con cóc, anh giấu trong áo và buổi tối hôm đó anh đốt lửa nướng cóc và ăn. Anh trúng độc, ói mửa, người phù lên. Anh thở hổn hển cho đến lúc chết. Bạn tù chúng tôi chết rất nhiều, chết rất dễ và chết tự nhiên như anh Trung tá Điền buổi tối đi ngủ cùng với tôi, sáng kêu anh không dậy, rờ vào người thì chân tay anh lạnh ngắt và đã chết từ bao giờ!

Nhưng cái chết của anh Nguyễn Lương Mạnh là gây xúc động cho thật nhiều anh em, nhất là đối với tôi. Xẩm tối hôm đó, vào những ngày cuối năm năm 1980, nước sông Hồng lên thật cao và chảy xiết cuốn trôi bè cá chúng tôi nuôi. Tât cả tù nhân được kêu ra để giữ bè. Người thì dồn bao cát, kẻ thì chuyển bao cát để chân nước. Anh Nguyễn Lương Mạnh người cao lớn, đẹp như tài tử xinê và có sức nên anh xung phong chuyển bao cát chận nước. Ngặt một điều nước sông chảy quá mạnh, anh bị xụp chân và nước cuốn phăng đi. Tôi cố kéo anh lại nhưng không đủ sức. Hinh ảnh cuối cùng của anh trong mắt tôi mà mấy chục năm rồi tôi không quên được, đó là nhìn thấy anh trồi xụp trong giòng nước. Tôi dân miền tây, bơi lội như rái cá, có sợ hãi chi? Tôi trườn mình lên để tính nhảy vào giòng nước kéo anh ra. Nhưng sức quá yếu không thể lên nổi ụ cát cách anh có chừng vài thước. Bọn cán bộ sợ chết thêm người nên kéo chúng tôi về. Đêm đó các anh em không ngủ nổi và chỉ mong cho trời sáng để đi tìm anh. Nhung anh đã chết vì ngộp nước. Xác của anh Mạnh đã tìm được vào sáng hôm sau và đưọc chôn tại đồi cát cách trại K2 Tân lập khoảng 100 mét.”

Chị Hằng, vợ anh Mạnh đứng lặng người để nghe từng chi tiết về những giây phút cuối cùng của người chồng qua lời kể của 2 ông Sơn và Ân, những người bạn tù của người chồng thân yêu của chị đã mất tích 28 năm qua. Hai mươi tám năm sống trong nửa tin, nưả ngờ, vì chị chưa được xác nhận một cách rõ ràng của các nhân chứng đáng tin cậy. Dù ở tuổi ngoài 50, chị Hằng vẫn còn dáng dấp thanh xuân và gương mặt đẹp dịu hiền. Không nói chắc mọi người hiểu được phần nào cuộc sống đau khổ và ray rứt của chị Hằng và của hàng ngàn quả phụ có chồng chết trong các trại tù. Chưa bao giờ được thấy xác chồng và có nhiều trường hợp saư 33 năm vẫn chưa biết đích xác chồng con mình sống, chết ra sao? Nay được 2 người bạn tù của chồng xác nhận “ Anh Mạnh đã chết tại trại tù K2 Tân Lập”. Đôi mắt đẹp của chị long lanh những hạt lệ. Chị mở cuốn sổ cầm trong tay và đưa cho người viết 3 tấm biên nhận đã úa vàng:

“Đây là 3 tờ biên nhận đi thăm nuôi nhà tôi. Tôi vẫn giữ lại bao năm nay. Đó là những kỷ vật cuối cùng của nhà tôi. Xin tặng chị và hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt để các anh chị đưa vào kho tàng lịch sử cho mai sau biết được người tù và vợ tù chính trị VN đã sống ra sao? Người viết đã nhân và hứa với chị là sẽ làm công việc ủy thác này của chị.

Cuộc gặp gỡ sau nửa thế kỷ của hai nhạc sĩ nhạc tranh đấu

Trưởng Ban Tù ca Xuân Điềm ôm chặt lấy sáng lập viên Ban Hưng Ca Huỳnh Công Ánh. Họ người cùng quê ở Quận Phù Cát, tỉnh Quy Nhơn. Họ gặp nhau tại đây sau 50 năm xa cách. Hồi đó hai người còn là bạn sinh hoạt văn nghệ thời niên thiếu. Anh Xuân Điềm kéo violon tại nhà thờ lớn Quy Nhơn. Anh Huỳnh Công Ánh là trưởng ban văn nghệ của lớp tại trường Tabert. Rồi chiến tranh tới, hai người vào quân đội, mỗi người mỗi phương. Chiến tranh chấm dứt, hai người cùng vào nhà tù CS, mỗi người mỗi nẻo. Họ vẫn nghe tin tức của nhau qua báo chí, đài phát thanh và qua một số bạn bè để được biết rằng hai người bạn thời niên thiếu vẫn cùng một chí hướng. Nhưng phải đợi đến hôm nay, sau nửa thế kỷ, trong Đại hội này, hai người bạn cũ mời gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi.

Ban Hưng ca cuả nhóm Huỳnh công Ánh, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Trương Sĩ Lương… nay có trưởng ban là nhà báo Huỳnh Lương Thiện tại Seattle đã phát triển tói nhiều tiểu bang , chưa kể tới các quốc gia khác như Hoà Lan, Úc, Pháp,…Ánh Xuân Điềm lập Ban Tù Ca từng có hàng trăm hội viên. Anh đã sáng tác trên 200 bản nhạc đấu tranh và ra 14 CD. Ban Tù Ca đã gừi 14 hội viên tham gia Đại hội. Họ đã cùng với nhạc sĩ Phan văn Hưng đến từ Úc Châu phụ trách phần văn nghệ cho “Đêm Tâm Giao” của Đại hội. Buổi tiệc tối hôm đó do Gia Đình Việt Mỹ của các anh chi em lai thiết đãi tại nhà thờ Thánh Phêrô. Vở nhạc kịch “Ca Khúc Đợi Chờ Của Người Vợ Tù” do chính phu nhân của anh Xuân Điềm, chị Thanh Liễu biên xoạn đã khiến nhiều chị không cầm được nước mắt. Đại hội đã nối lại tình bạn xưa của hai nhạc sĩ nhạc tranh đấu Huỳnh Công Ánh và Xuân Điềm, và họ đang bàn thảo về những chương trình sinh hoạt chung cho những ngày tháng tới.

Chuyên mãi không muốn dứt

Ông Luân Hữu Đức, cựu thiếu tá khóa 17 Thủ Đức, chỉ huy phó trung tâm tiếp vận Bình Long, tù 10 năm, qua các trại Long Giao, Tân Hiệp, Suối máu, Sơn La, Hà Nam Ninh. Ông Đúc đến từ Arizona bằng 3 chuyến bay “stand-by” vì quyết định “đi vào giờ chót nên phải mua vé máy bay đi lòng vòng”. Vợ ông, cựu thiếu tá nữ quân nhân Nhân Bích Phượng, tù 5 năm không đến với Đại hội được vì bà đã trải qua một cơn “stroke” vẫn phải ngồi xe lăn. Hai ông bà làm đám cưới năm 1973, ngày 30 tháng 4, 1975, đứa con gái duy nhất của họ mới 3 tháng tuổi phải để lại cho ông bà ngoại để ba mẹ đi tù. Khi mẹ về thì con đã 5 tuổi và cha về thì con đã 10 tuổi.

Sang Mỹ người con gái duy nhất của ông bà đi học lại trở thành kỹ sư điện tử và kết hôn với một bác sĩ y khoa. Ông bà đã có 2 cháu ngoại để hủ hỉ. Ông Đức đã vui mừng đến chảy nước mắt khi được gặp lại trung tá Minh, Đại Úy Phước bạn tù của trại Sơn La, Hà Nam Ninh. Các ông tay bắt mặt mừng, ôn lại chuyện xưa với bao nỗi bùi ngùi. Những câu chuyện hôm nay cũng chừng như không muốn dứt. Ông Đức quyết định ở lại Dallas thêm một tuần để hàn huyên dù cũng rất nóng lòng về chuyện ở nhà nhưng đây là cơ hội có một không hai với nhũng người bạn cùng chia xẻ một phần đời khốn khổ.

Bài thơ định mệnh và cô bé chào đời trong tù

Ông Đức cũng gặp bà Phạm thị Kim Hoàng, cựu Đại úy, đến từ Virginia, từng làm việc với bà Bích Phượng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, Biên Hoà. Bà Kim Hoàng nhắc lại câu chuyện của trại tù Sóng Thần và bài thơ có tưa đề là “Tiếc” của một cựu bạn tù, nữ sĩ quan Vũ Thị Bích Huyền. Bà Huyền vào tù khi đã có thai 3 tháng. Bà làm bài thơ này để tiếc nhớ thời xa xưa khi còn là những nữ quân nhân khả ái và hôm nay trở thành người tù khổ sai. Bài thơ được nhiều người thích và sao chép lại Lúc ấy, có rất nhiều các nữ tù bị đau yếu hoặc sắp sinh con nên CS cho khoảng 15 người về sớm. Nữ sĩ quan Tôn Thu Hương chép bài thơ và giấu vào trong túi áo định đem về. Bọn CS lục xét trước khi thả tù và bắt gặp bài thơ. Bà Bích Huyền đứng ra nhận cho bạn với hy vọng mình sắp sanh CS sẽ cho về và không giữ bà Thu Hương lại. Có ngờ đâu bọn CS giữ cả hai ở lại. Bà Bích Huyền sau đó sanh ra cháu Vũ Mạnh Huyền Trân. Huyền Trân sanh ra và lớn trong tù cho tới khi hơn 3 tuổi mới được thả tự do cùng với mẹ. Khi ở trong nhà tù sống với hơn 300 nữ tù nhân, ai cũng thương yêu Huyền Tân. Cháu thật thông minh và gọi tất cả mọi người là “má”. Mỗi khi được ra sân chơi, nhìn thấy trại các nam tù nhân ở bên kia hàng rào, Huyền Trân gọi các ông là “ba”.Huyền Trân sau đó, khoảng 5 tuổi đi vượt biên đến Mỹ. Huyền Trân nay đã tốt nghiệp dược sĩ , chồng là bác sĩ. Bà Nguyễn thị Thanh Thủy, cựu thiếu tá Biệt đội Thiên Nga, từ nhân nữ bị giam cầm lâu nhất, có nhã ý giúp người viết tìm được bài thơ định mệnh “Tiếc”. Vì khuôn khổ bài báo có hạn nên người viết chỉ xin trích 4 câu từ trong bài thơ như sau:

“ Giờ đây ngày ấy xa rồi
Nhìn em luống nỗi ngậm ngùi, đắng cay
Dáng em tiều tụy hao gầy
Còn đâu xuân sắc những ngày xa xưa!”

Và còn cuộc trùng phùng của 8 thiếu tá khóa 13 Thủ Đức với các ông Nguyễn Thành Long và Nguyễn Ngọc Thạch tại Dallas, Trần văn Ngà từ California, Trần văn Thu từ Mississippi, Nguyễn văn Tấn từ Boston, Nguyễn Tài Bồi từ Massachusetts…Họ ra trường, được bổ nhiệm đi nhiều binh chủng khác nhau. Họ tù trung bình từ 7 năm đến 13 năm, nay được gặp gỡ nhau tại đây theo lời ông Ngà thì:” dù xa xôi , mệt mỏi và tốn kém nhất là trong thời kỷ kinh tế khó khăn nhưng chuyến đi thật nhiều ý nghĩa vì vừa được gặp anh em xa cách từ lâu, vừa được dịp để cám ơn bà Thơ và tất cả những người đã ít nhiều tranh đấu cho anh em cựu tù nhân.”



Thêm những người bạn mới cùng tâm huyết

Ông Lê văn Hậu đến từ Buffalo, New York, cựu sĩ quan trưởng đoàn 723 của đoàn 72 Sở Công Tác, Nha Kỹ thuật, tù 7 năm qua các trại Sông Mão, Tả Đơn, Sông Cái, qua Mỹ năm 1993, diện HO 18. Ông Hậu đã có 4 người anh em ruột tử trân trong cuộc chiến VN. Sang Mỹ sống ở xứ lạnh như cắt da vào muà đông, ít bạn bè Việt nam nên rất lấy làm thiếu thốn tình bằng hữu. Ông đến Đại hội với hy vọng gặp lại bạn tù cũ để nói với họ một tiếng cám ơn cho những “hạt muối, tán đường” đã chia xẻ trong tù và lời cám ơn đặc biệt tới bà Khúc Minh Thơ , nhưng ông chỉ làm được một việc mà ông hằng ao ước, đó là được gặp bà Thơ để nói tiếng cám ơn nhưng ông đã không tìm được những người bạn xưa. Trái lại, ông may mắn hội ngộ với số bạn mới. Ông đã không dấu được niềm vui khi nói về những người bạn mới mà ông vưà đưọc quen biết như Võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá. Người không phải đi qua Mỹ diên HO nhưng cũng đã nằm trong nhà tù CS hơn 3 năm. Sau vượt biên cùng với trên 150 bạn đồng hành bằng thuyền. Chuyến tàu định mệnh đã bị hải tặc tấn công, tất cả mọi người đã bị đánh đập, phụ nữ bị làm nhục và bị quăng thây xuống biển cả. Tất cả đã chết thảm kể cả vợ và hai con của Võ sư Hoá. Ông là nhân chứng sống duy nhất của chuyến tàu định mệnh này.

Võ sư Hoá và ông Hậu đã tâm sự và chia xẻ với nhau như những người bạn tâm giao từ thửa nào. Võ sư Hóa đã lập lại gia đình, mở 4 trường dạy võ Vovinam tại Dallas và đang mang giấc mơ đưa Vovinam vào Olympic. Võ sư Hoá và 16 võ sinh đã đến hội trường Garland Special Event Center từ 5 giờ sáng, và ở lại cho tới nửa đêm, để sắp đặt và dọn dẹp sân khấu, giúp một tay cho hai cuộc triển lãm của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Quân Lực VNCH của nhà báo Giao Chỉ tức là cựu dân biểu VNCH Vũ văn Lộc, và nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, cũng như cuả Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt. Ông Hậu nghĩ rằng Dallas và Buffalo New York không còn xa cách nữa. Từ đây, ông đã có người bạn đồng chí hướng có thể chia xẻ với ông những đau thương của quá khứ và những hy vọng của hiện tại và tương lai.


Những tấm lòng vàng

Nhìn những nét vui và hạnh phúc trên những gương mặt khắc khổ của các tù nhân, tất cả những khó khăn, trắc trở, và nhọc mệt của những người trong Ban tổ chức như được vơi đi. Anh Tường Nguyễn, cựu sĩ quan Không quân, và Jennifer Nguyễn, chủ tịch hội đồng Người Mỹ Gốc Á, đã bỏ không biết bao thì giờ từ tháng 4 năm nay để tổ chức tiền đại hội “Góp Một Bàn Tay” trong tháng 7, rồi liên tiếp những tháng sau đó để lo cho Đại hội. Chị Jennifer Nguyễn vừa mới qua cuộc giải phẫu vì bị bịnh ung thư, nhưng chị cũng cố gắng vì “đã hứa với chị Thơ thì phải làm tròn nhiệm vụ”. Anh chi không chỉ góp công, mà còn bỏ tiền ứng trước nhiều chục ngàn đô la cho các chi phí không biết có thể thu lại được hay không? Chị Jennifer tâm sự:

“ Cũng mừng vì theo sơ kết, số thu không xa số chi là bao nhiêu. Cám ơn sự đóng góp ngay tại chỗ cuả quan khách tham dự khi được ban tổ chức kêu gọi. Số tiền này cũng lên tới trên 10 ngàn đô. Do đó, nếu có lỗ chút đỉnh, em và nhà em cũng rất vui và hãnh diện được góp một phần cho công việc đầy ý nghiã này!”

Không chỉ riêng anh chi Tường và Jennifer Nguyễn, còn biết bao nhiêu những tấm lòng vàng trong hội Quảng Đà. Bà Nguyễn Thương Thương, một hội viên của hội Quảng Đà đã phát biểu trong buổi hội thết đãi các cựu tù nhân tại hội trường Windfrey Point tại công viên White Rock Lake Park sáng thứ sáu 3 tháng 10:

“Hơn 30 năm qua, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, dù ở bất cứ địa vị nào trong xã hội, chúng tôi cảm nhận được một điều ; sở dĩ chúng tôi làm được những thành quả cá nhân nhỏ nhoi ấy, đó là nhờ vào sự hy sinh xương máu, nước mắt, mồ hôi của bao nhiêu quân cán chính miền nam Việt Nam….”

Và tất cả hội viên của hộì Quảng Đà đã tỏ lòng biết ơn bằng cách đóng góp tiền bạc, phương tiện và thì giờ để bữa tiệc trong ngày “Trở về” của cựu tù nhân thật tốt đẹp. Những món ăn thật ngon; món mì Quảng đã được các chị nấu ngon hơn bất kỳ nhà hàng bậc nhất nào, món gỏi, món cà ri… thật đậm đà tình người. Ông Nguyễn Hân, ngoài việc là hội viên hội Quảng Đà, ông còn tham gia với tư cách chủ tịch hội HO Dallas cho biết hội HO Dallas từ khi thành lập đã đón nhân trên 600 gia đình HO tìm đến thành phố nắng ấm này để lập nghiệp. Ông phát biểu:” Tôi cũng không ngờ anh em lại về đông đến thế. Chứng tỏ rằng tình anh em vẫn luôn gắn bó dù không gian và thời gian có cách trở nhưng lòng quyết tâm của những người đã từng sống chết với nhau trong những giờ phút bi đát nhất đã tạo dựng nên nhân cách của anh em. Từ đó, không ai có thể ngăn cản bước chân của họ.

Và còn không biết bao nhiêu những đóng góp, hy sinh khác như 5 chị Liên Châu, Việt Hương, Mỹ Hạnh, Ánh Nguyệt và chị hội trưởng Hoàng Oanh cuả hội Cự Nữ Sinh Trung Học Lê văn Duyệt đã tự trả chi phí đến từ San Jose’ để giúp việc tiếp tân và làm tất cả những gì cần thiết để Đại Hội được thành công tốt đẹp.

Và rồi tất cả các ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp giúp vui trong đêm văn nghệ tối thứ bảy 4 tháng 10, với chủ đề: “Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Đời” đã không nhận thù lao như nhạc sĩ Nam Lộc, Việt Dzũng. Đặc biệt là các ca sĩ là con của các cự tù nhân trong đó có Nguyên Khang, Băng Tâm, Diễm Liên, Như Quỳnh, Đoàn Phi, Thế Sơn, Trần Thái Hoà, Hồ Hoàng Yến, Thành Lễ, Ánh Minh, các nghệ sĩ thuộc nhóm Gia Đình Mỹ Việt; Randy và Vân Anh và nhà vẽ kiểu thời trang Kathy Đặng.

Ca sĩ Thế Sơn tâm sự với người viết trong một cuộc phỏng vấn ngắn: “ Lúc ba em đi tù, nhà mẹ phải bán đồ dần để sinh sống. 5 năm đầu thật khốn khổ. Em đang tuổi lớn, thiếu ăn nên lúc nào cũng bị đói, đói run người. Em rất thích ca hát và nhờ trời cho có giọng nhưng em biết phải đi học mới có căn bản để tiến xa. Em đã phải khai giấu lý lịch để được học tại trường Quốc gia âm nhạc. Khi em đi hát được thì gia đình đỡ khổ hơn. Đến khi gia đình được đi sang Mỹ em đã nổi tiếng tại VN và kiếm trên 1,000 đô la một tháng. Đời sống rất đầy đủ nhưng em vẫn quyết định ra đi vì tuy có tiền tại VN, em và các nghệ sĩ cũng không được tự do như ở bên này, mình muốn hát bài gì cũng không được tự do chọn lựa và luôn phải ngó chừng những người chung quanh. Em đến Dallas hát kỳ này với hy vọng đem lời ca, tiếng hát của mình để cám ơn các bậc cha anh đã hy sinh trong tù đày, tới Bà Khúc Minh Thơ và tất cả những người đã bỏ công vận động cho chương trình tị nạn tại Hoa Kỳ cho tù nhân chính trị VN, và tất cả những người trong ban tổ chức đã bỏ nhiều công sức để làm nên đại hội đầy ý nghiã này!”

Còn biết bao nhiêu những tấm lòng vàng khác đã hỗ trợ, tham dự đông đảo cho 3 ngày đại hội đưọc thành công tốt đẹp. Con số người tham dụ buổi văn nghệ tối thứ bảy đã đếm được trên 4,300 người. Cựu tù nhân và đồng hương của các thành phố lân cận cũng đã đến Dallas tham dự đông đảo, Houston có trên 60 người tham dự, chưa kể những người đi riêng lẻ. Riêng Austin thành phố nhỏ hơn nhưng cũng có gần 30 người trong đó kể cà đại diện của Tổ chức Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt tại Austin và vùng Phụ cận.

Ngày Chủ Nhãt 5 tháng 10 là ngày có thánh lễ cầu hồn cho các tù nhân đã quá vãng tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cầu siêu tại chùa Đạo Quang. Bà Khúc Minh Thơ đứng trước sân chùa Đạo Quang, bên cạnh hồ nước trong mát đã trả lời câu hỏi cảm tưởng của bà về Đại hội:

“ Tôi rất sung sướng và mãn nguyện khi thấy hàng ngàn anh chi em tù nhân đã gặp nhau mừng mừng, tủi tủi sau 40, 50 năm xa cách. Tôi cũng cảm thấy lòng hơi buồn vì Đại hội đã dự tính 4 năm qua nhưng nay mới thực hiện được. Có những người từng mong đọi đi dự Đại Hội này đã không còn nữa. Dù sao, ước vọng này đã hoàn tất. Xin cám ơn tất cả những đóng góp của tất cả mọi quan khách và thân hữu. Trong khi tổ chức chắc chắn cũng có nhiều sơ sót, xin quý vị vì tình thương mà hỳ xả cho.”

Trên con đường về từ Dallas tới Austin với gần 4 tiếng lái xe, hồi nhớ lại 3 ngày vui qua mau cuả Đại hội, người viết đã chứng kiến được những cảnh trùng phùng hy hữu của các cựu tù nhân chính trị. Những niềm vui của bao sự chia lià nay đã có cơ hội được hàn gắn, được tiếp nối như câu nói vẫn đưọc mọi người nhắc đến để an ủi lẫn nhau mỗi khi có những khốn khó vừa qua:” Sau cơn mưa trời lại sáng!” Duy chỉ có những cơn giông vào buổi chiều tà thì bóng tối lại phủ đến mênh mông. Như nỗi bất hạnh của những người quả phụ, những cô nhi của những tù nhân chính trị đã bỏ xác trong nhà tù. Giông bão thời cuộc đã cuốn hút chồng, cha họ khòi mái gia đình yêu thương. Những người tù bất hạnh này không được sống để chờ bình minh lên, để có cuộc trùng phùng hôm nay. Họ đã chết trong tăm tối. Sự chia lìa này là sự chia lià vĩnh viễn. Vợ con họ có nhiều trường hợp tới hôm nay vẫn chưa xác quyết được chồng con họ đã chết ra sao? Ở đâu? Từ suy nghĩ đó, bất chợt đôi mắt long lanh đầy lệ cuả chị Hằng vợ anh Nguyễn Lương Mạnh, người tù nhân chết thảm trong trại K2 Tân Lập, mà tôi đã gặp trong Đại hội, trở về với tâm trí của tôi, thật rõ ràng và thật đậm nét.

Triều Giang
Tháng 10/08



Ghi chú:

Hìng 1: Bạn tù ggặp gỡ nhau trong Ngày Tù Nhân Chính Trị VN tại Dallas; Miệng cười nhưng mắt đỏ long lanh. (Hình của VAHF)

Hình 2: Bạn tù chuyện vãn trên bờ hồ White Rock Lake. ( Hình cuả VAHF)

Hình 3: Ban tổ chức ghi rõ tên các trại tù trên nhiều tấm bảng khác nhau để các cựu tù nhân dễ tìm ra nhau. Riêng bảng của tỉnh Đồng Nai đã có 23 trại tù. Đã có trên 100 tên trại tù đã đưôc nhắc đến tại Ngày Tù nhân chính trị tại Dallas. CSVN khi nắm chính quyền đã biến trường học, nhà thờ, chùa chiền thành nhà tù. Nhà tù mọc lên khắp nơi, từ nam chí bắc và khoảng gần 1 triệu tù nhân trong các nhà tù khổ sai không bản án không ngày về. Được biết dù hàng trăm trại tù đã được nêu tên nhưng vẫn chưa đầy đủ, Hội VAHF đã làm một cuộc Tìm hiểu về những trại tù và đã được một số cựu tù nhân bổ khuyết thêm 5 trại tù tại chỗ là các trại Tân Lý Tây, Tân Lập và Vĩnh Hựu tại Tiền Giang, Trại Kiên Giam A 20 tại Tuy Hòa, và Đông Xuân-Phú Khánh. Một số đông các cựu tù nhân đã đem phiếu tìm hiểu về nhà để điền và sẽ gửi về địa chỉ của hội tại P O Box 29534, Austin, TX. 78755 để bổ khuyết sau (Hình của VAHF)

Hình 4: cựu tù nhân Lê văn Giáp từng tù tại Trại 2 Ái Tử, Quảng Trị, và Trại 5 Bình Điền, Huế, đứng chụp hình trước khu triển lãm về tù nhân chính trị của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt trong Ngày Tù Nhân Chính Trị VN tại Dallas. (Hình của VAHF)

Hình 5: Cựu Thiếu tá Cảnh sát Biệt đội Thiên Nga, Nguyễn Thị Thanh Thủy, người nữ tù bị giam giữ lâu nhất chụp hình với chiếc áo tù và đôi găng tay do chính bà làm bằng những miếng vải vụn để bao tay khi làm lao động . Trên chiếc áo tù có đóng dấu “Z30D”, tên của trại tù cuối cùng trước khi bà được thả. Bà Thanh Thủy đã cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt mượn để trưng bày trong cuộc triển lãm tại Ngày Tù Nhân Chính Trị VN tại Dallas trong 3 ngày 3-5 tháng 10 vừa qua và bà đã tặng hội một số tài liệu đáng kể về trại tù “Z30D”, (Hình của VAHF)

Hình 6: Thế hệ thứ ba, cháu của tù nhân chính trị VN trong ngày Đại hội. (Hình của VAHF)

Hình 7: Nhà Thơ Việt Yên, một tù nhân chính trị VN, tác giả của tập thơ “Đường vô rừng lá” và phu nhân trong ngày Đại Hội. (Hình của VAHF)

Hình 8: Quan khách thăm viếng khu triển lãm của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) tại Đại hội. Bộ sưu tập “Chân Dung Người Mỹ Gốc Việt tại Texas” và hàng trăm tập tài liệu về cuộc vận động thả tù nhân chính trĩ VN của Hội Gia đình Tù nhân Chính trị VN, Cộng đồng Người Việt và nhiều tổ chức quốc tế khác đã được trưng bày. Đây là một phần nhỏ của những tài liệu đã được hội VAHF đưa vào văn khố Mỹ tại Việt Nam Center thuộc Đại học Texas Tech, Lubbock. (Hình của VAHF)

HÌnh 9: Hình chụp 3 tờ biên nhận đi thăm tù của phu nhân cố tù nhân Nguyễn Lương Mạnh tặng cho Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Biệt. Cố sĩ quan Nguyễn Lương Mạnh bị mất tích từ năm 1980, nay đã được các bạn tù của ông xác nhận với phu nhân của ông trong Ngày Tù Nhân Chính Trị tại Dallas; ông Mạnh đã tử nạn tại trại tù K2 Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Việt. (Hình của VAHF)

Hình 10: “Giấy Ra Trại”, “Sổ Trình Diện Quản Chế”, “Giấy Xả Chế” là 3 tài liệu sống
cuả cựu Thiếu tá Bộ Binh Võ văn Đại đến từ Houston, tặng cho Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) tại cuộc triển lãm trong Ngày Tù Nhân Chính Trị tại Dallas. Hội VAHF và Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Quân Lực VNCH là hai tổ chức được lập ra để gìn giữ và bảo vệ kho tàng lich sử và văn hoá Nam Việt Nam. Hai tổ chức này lần đầu tiên có một cuộc triển lãm tại chung một địa điểm. Hàng ngàn người đã đến thăm hai cuộc triển lãm với hàng trăm hình ảnh và tài liệu đã được trưng bày. Rất nhiều tù nhân đã tặng những kỷ vật từ nhà tù cho cả hai tổ chức này. (Hình của VAHF)

Wednesday, October 15, 2008

Viet Bao


Sau 33 Năm, 3500 Cựu Tù Nhân Chính Trị Vn Họp Mặt, Dallas

http://www.vietbao. com/?ppid= 45&pid=115&nid=135429
Hình ảnh trong ngày gặp mặt cựu tù nhân chính trị Việt Nam tại thành phố Dallas.
Dallas Ft Worth (Cổ Ngưu) -- Sáng thứ Sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008 tại White Rock Lake Park, ở địa chỉ 1298 E.


Lawther Dr.


Hơn 1,200 cựu tù nhân chính trị và gia đình từ khắp nơi trên nước Mỹ, Canada về tham dự Hội Ngộ với chủ đề " Trở Về" đây là buổi gặp gỡ đầu tiên, sau những ngày tù tội hôm nay họ về đây, niềm sung sướng được gặp lại nhau sau những năm dài xa cách, sống lang bạt quê người, niềm xúc cảm với ánh mắt rưng rưmg của những người vợ tu, như gợi lại cho nhau những hình ảnh tang thương ngày nào mà người vợ tù phải gánh chịu theo vận nước nỡi trôi cùng chông, Các bạn tù đã chen lấn trong hội trường chật ních người tham dự để tìm những đồng đội, đồng tù, những tiếng gọi tên, những tiếng reo hò khi gặp gở đã làm không khí hội trường rộn lên niềm vui khó tả.


Những bạn tù thuộc các trại tù từ nam ra bắc đã lần lược lên gọi tên từng nhóm để gặp nhau chụp hình lưu niệm, những chị vợ tù tìm lại bạn bè ngày nào đã cùng nhau lặn lội qua các trại tù xa xôi để nuôi chồng.


Hình ảnh những bức tranh tang thương trong quá khứ đang hiện về tại nơi nầy trong nỗi buồn vui khó tả.


Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ phút mặt niệm do ban Tù Ca Xuân Điềm phụ trách thật trang nghiêm để tưởng nhớ về Tiền nhân, về các chiến sĩ đã vị quốc vong thân, các bạn tù đã bỏ mình trong thời gian tù đày qua các trại tập trung.


Tiếp theo là phần thả bong bóng, bên bờ hồ White Rock Lake, ban Tổ Chức đã tổ chức thả bong bóng màu cờ vàng ba sọc đỏ mang theo lá Quốc Kỳ VNCH, được tung lên trời xanh tượng trưng cho những cánh chim tự do đang bay về vùng trời Việt Nam thân yêu, mang theo hoài vọng của những ngươi cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, cầu mong cho quê hương sớm có được tự do, dân chủ nhân quyền thực sự được tôn trọng.


Được biết ngày hội ngộ đầu tiên do Hội Quảng Đà Dallas Ft Worth đứng ra tổ chức và tài trợ bữa ăn trưa cho buổi gặp gỡ nầy.


Cùng ngày tại hội trường giáo xứ Thánh Phê-rô Dallas Ft Worth 10123 Garland Rd.



vào lúc 7:00 giờ tối , chương trình "Đêm Tâm Giao"Của Anh chị em cựu tù và gia đình Tù nhân Chính Trị 2008, Hơn 1,000 người tham dự, vì hội trường quá chật nên một số đồng hương phải ra về, số còn lại chen chúc nhau ngồi dưới đất để xem trình diễn văn nghệ, Ngoài ban Tù Ca Xuân Điềm với nghi thức khai mạc chào Quốc Kỳ, phút mặt niệm còn có các màn trình diễn thực trạng những cảnh tù đày trong các trại tù từ nam chí bắc đã gây xúc động mọi người không cầm được những giọt nước mắt cảm thông cho những người còn sống sót nơi đây.


Được biết Xuân Điềm, người tù nhân chính trị đã hoạt động hơn một thập niên qua với những tù khúc, những ca khúc viết về các nhân vật đấu tranh trong nước, sáng lập và điều khiển Ban Tù Ca Xuân Điềm đang hoạt động hiện nay.


Từ khi thoát khỏi ngục tù Cộng Sản và hiện diện tại Hoa kỳ, anh chị em trong Ban Tù Ca luôn luôn có mặt trong những giờ khắc đấu tranh cho quê hương, từng lưu diễn đến với cộng đồng người Việt tỵ nạn trên khắp nước Mỹ.Ngoài ra con có bốn nhạc sĩ trong những phong trào nhạc tranh đấu hàng đầu tại hải ngoại đã hiện diện và trình diễn chung trong một chương trình thật sống động với không khí đấu tranh.


Được biết Nhạc Sĩ Phan Văn Hưng, một thời hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris, Pháp Quốc từ những năm 1970 và sau năm 1975 với Trần Văn Bá, trong thời gian này, Phan Văn Hưng đã chủ xướng đoàn du ca Paris, điều khiển ban Hợp Xướng.


Trong suốt nhiều năm từ khi nhạc sĩ này trở thành người lưu vong mất quê hương, anh đã sáng tác hằng trăm bài ca về quê hương ngục tù và khổ đau, những ca khúc viết cho tuổi thơ và Việt Nam đọa đày.


Nhạc Sĩ Huỳnh Công Ánh, sáng lập viên và nguyên Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị trong hai nhiệm kỳ đầu tiên và ông cũng là sáng lập viên và là người hoạt động lâu năm trong phong trào Hưng Ca.Việt Dzũng, trong phong trào Hưng Ca đã cùng với Nguyệt Ánh sáng tác nhiều ca khúc hát dậy lửa đấu tranh cho quê hương trong những buổi trình diễn của Phong Trào.


Phong trào Hưng Ca chủ trương dùng văn nghệ, truyền thông làm vũ khí đấu tranh, trong suốt hai mươi năm qua đã không ngừng đóng góp vào mọi lãnh vực sinh hoạt cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại.Điều hợp chương chương trình phần đầu là nhạc sĩ Việt Dzũng, mở màn chương trình văn nghệ Việt Dzũng đã nghẹn ngào trong nước mắt khi nói đến sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH, đến các tù nhân chính trị sau năm 1975 và quê hương hiện nay đang thiếu tự do, dân chủ và nhân quyền.


Một chương trình văn nghệ trong không khí thân tình đầy xúc động, mọi người đều im lặng, lắng nghe những lời hát tranh đấu bốc lửa cũng như nói về đoạn đời tù ngục của các chiến sĩ.


Sáng ngày Thứ bảy, 4/10/2008, tại Special Events Center, Dallas hơn 1,500 cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (TNCT.VN) cùng gia đình và quan khách Việt Mỹ tham dự buổi lễ chính thức, " Ngày Tù Nhân Chính trị Việt Nam "trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động với chủ đề: " Tạ Ơn Người - Tạ Ơn Đời ".Bên ngoài Hội Trường là khu vực triển lãm của Viện Bảo Tàng thuyền Nhân & Việt Nam Cộng Hòa thuộc cơ quan IRCC tại San José, nhiều tài liệu đã dược sưu tập và trình bày về những ngày tù đen tối, từ những chiếc áo tù được trưng bày cạnh những chiếc mũ tốt nghiệp của thế hệ con cháu cựu tù nhân chính trị cho chúng ta thấy rõ nét chủ đề "Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Đời".


Tại đây Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh làm người xem xúc động trước những tác phẩm bất hủ của ông.


Hình ảnh thiếu nữ vá cờ VNCH, hay nguời góa phụ với tấm thẻ bài, cũng như hình ảnh chiến đấu hào hùng của người chiến sĩ Quân Dân Cán Chính VNCH.


Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ Việt Mỹ, và phút mặc niệm được long trọng cữ hành theo lễ nghi quân cách với sự góp mặt của các tóan quốc, quân kỳ Việt, Mỹ, Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, Đoàn Hướng Đạo Sinh cùng các cựu tù nhân chính trị mặc quân phục, nhóm Cựu Chiến binh Hoa Kỳ, nhóm Tuyên úy Hoa Kỳ, các võ sinh của võ đường Việt Võ Đạo.

Điều khiễn chương trình nghi lễ do Ông Nguyễn Quý Tuấn và nghệ sĩ Nam Lộc phụ trách.


Tiếp theo là phần tế lễ do hội cao niên Dallas phụ trách.


Phần đọc văn tế do nghệ sĩ Thanh Hùng, trong ban Tao Đàn của Đinh Hùng năm xưa đã đọc qua giọng văn hào hùng, bi phẫn và cảm động do nhà văn, nhà báo Huy Phương soạn qua giọng đọc văn tế truyền cảm, nghệ sĩ Thanh Hùng đã làm cho toàn hội trường xúc động bồi hồi và nhiều người đã rơi nước mắt.


Văn Tế: Trước linh vị các anh linh liệt sĩ, Trong khung cảnh trang nghiêm, hương trầm phảng phất được đọc lên như sau:Trước linh vị các anh linh liệt sĩ , vị quốc vong thân Trong khung cảnh trang nghiêm, hương trầm phảng phấtQuần tụ nơi đây các chiến hữu, cán chính quân dânXin kính cẩn cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất1.


Nhớ ngày xưa, miền Nam thanh bình, bốn phương đất nước, thịnh trị yên vuiNghĩ thuở trước, giặc Bắc xâm lăng, trăm họ dân tình lầm than vì giặcXếp bút nghiên lên đường, cung kiếm xông pha, chí lớn vẫy vùng, sao cho yên nước yên nhàRời học đường vào trận, chiến trường dọc ngang, thân trai thời loạn, một lòng an dân bảo quốc.Trên chiến tuyến xông pha, vào ra đất địch, coi nhẹ tử sinh,Trong đất địch lăn mình, quen đời trận mạc, chưa hề lui bước.Này Trị Thiên Vùng Dậy, Kontum Kiêu Hùng,Nọ Hoàng Sa Can Trường, Bình Long Anh DũngVới danh dự, vì dân xin giữ lấy miền NamDù hy sinh, bảo quốc quyết ngăn ngừa giặc BắcBiết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinhĐất thấm máu anh hùng bất khuấtKẻ bỏ xác lao tù, nêu cao chính nghĩa của người chiến sĩ đời đờiNgười ngã ngoài mặt trận, tỏ rõ chí khí đời trai hàng hàng lớp lớp2.


Ba mươi năm, miền Nam vững vàng, no ấm, tiền đồn của thế giới tự doBốn chục ngày, giặc Bắc xâm lăng, nghèo khó bạo tàn bỗng nhiên về reo rắcMới đó, lúc quốc gia hưởng cảnh thanh bình,Thoảng chốc, đến hồi suy vi vận nướcKẻ thù chủ trương bần cùng nhân dân, nông thôn xác xơ, thành phố cửa đóng then gàiCộng Sản quyết tâm giam cầm đối thủ, bộ đội truy lùng, công an bủa vây săn bắtTù tội vẫn hiên ngang, người lính Cộng HòaGian truân chịu đọa đày, con dân Tổ Quốc.Nhiều Tướng Lãnh mang dũng khí Võ Tánh, Ngô Tùng Châu lúc mất thànhLắm Quân Binh noi anh hùng Nguyễn Biểu, Trần Bình Trọng ngày sa tay giặcHỡi chí khí, những hào kiệt đã nằm xuống, đem máu đào nhuộm thắm giang sơnÔi vinh quang, bao tử sĩ quyết xả thân, chiến công nay còn ghi sử sách.3.


Than ôi! Hàng vạn đồng bào liều mình thà chết ra điThảm thay! Biết bao nạn nhân phải khốn cùng gặp cướpXót xa! Cha thất lạc trong rừng xanh, anh bỏ mình trong bàn tay hải tặc bạo tànBi thảm! Mẹ chìm thây trên biển đen, em tan thân ôi giọt lệ cho niềm tang tócOán thán ngất trời, đại dương nghìn cơn sóng dữ, thương ai ngọc nát châu chìmKhổ đau ngập đất, quê hương bao ngày đày đọa, xót người cửa tan nhà mấtTrại "cải tạo" được dựng lên, với chính sách bắt bớ, nợ máu trả thùVùng "kinh tế" chết dần mòn, nơi chốn hoang sơ, xương tàn cốt mụcVạn vạn nhân dân ra nông trường, nhà nhà hóa nông thôn, chính sách bần cùngNghìn nghìn quân binh vào nhà tù, người người thành vô sản, chủ trương tàn độcĐất nước khốn khổ lầm thanXóm làng tiêu điều tang tóc.Ngày lên núi xuống đồi, chém tre đẵn gỗ, thân lưu đày dưới báng súng lưỡi lêĐêm về tập họp ngồi đồng, phê bình kiểm thảo, hầm hè nhau đòi moi gan mổ ruột.Lúc đất Bắc giá rét căm căm, áo mỏng chăn đơn bốn lớp.


không che nỗi thân gầyKhi nắng cháy miền Nam, chỉ tiêu hoàn thành nửa năm, kéo cày như súc vật.Vài khoanh sắn luộc, ngô khoai lửng dạ, không dằn qua nỗi cơn đói triền miênNửa chén khoai khô, rau rừng nước muối, chế độ nuôi tù bất nhân tàn độcChết vì sức tàn lực kiệt, cây đè đá đổ, rừng thẳm núi caoSống chỉ còn chút xương da, lết lê ốm đau, không thang không thuốcChính sách tập trung bất nhân, miệng lưỡi ngọt ngào, lấy luật rừng làm câu hòa giải khoan hồngĐường lối khoét xoáy hận thù, phương sách độc ác, dùng mũi súng tạo điều bạo tàn ác độc.4.


Hôm nay hội ngộ, những người cựu tù chiến sĩ của quốc gia, xót kiếp lưu vong, khắp nơi tụ tập về đây.Ngày mai ly biệt, rồi ngày tàn bóng xế tuổi già, thương đời lưu lạc, bốn cõi kẻ còn người mất.Đây nén nhang thơm, tưởng niệm đến chiến hữu sa cơNày chén rượu giải oan, chiêu hồn những bạn bè phiêu bạtGiờ đây, kẻ ra đi lưu lạc đất khách, không quên những người ở lại trên rừng sâuMai sau, người hẹn trở về nơi quê hương, còn nhớ nấm mồ người bạn tù lưu lạc.Một hồi chiêng khua, chạnh hồn người lưu xứ, nghĩ tới tử sĩ anh hùngBa nhịp trống buồn, đau lòng kẻ ly hương, cúi lạy bạn tù oan khuấtSống đã khôn thác vẫn thiêng, anh em còn thương nỗi quê hươngSinh vi Tướng tử vi Thần, chư linh vẫn đau niềm tổ quốcHội ngộ nơi đây, nhớ chiến hữu đã bỏ xác ngục tùGặp gỡ chốn này, khóc tử sĩ nơi chiến trường ngã gục.Xin Liệt Sĩ hiển linh, phù hộ tổ quốc, qua nỗi bi thương,Lạy Chư Thần thiêng liêng, độ trì quê hương, sạch loài quỷ ácXin anh em, chân cứng đá mềm,Vững niềm tin cùng với triệu người dân, lòng bừng bừng lửa đốtMong chiến hữu chặt dạ bền gan,Còn sống, còn đấu tranh cho một ngày mai tươi vui đất nước.Giờ đây trong ngày họp mặt cuối đờiLòng khẩn nguyện mong anh em siêu thoátNén hương thơm khóc tử sĩ, bạn tùChén rượu nhạt xin rưới hồn oan khuất.(9-2008)Tiếp theo Cựụ Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, thay mặt tòan thể cựu TNCT.VN và đồng hương tham dự đã cùng một số sĩ quan đồng minh Hoa Kỳ đặt vòng hoa tưởng niệm, ghi ơn 58, 000 chiến sĩ Hoa Kỳ và các lực lượng Đồng Minh cùng tất cả quân, dân, cán, chính VNCH đã bỏ mình vì lý tưởng tự do.


Bà Khúc Minh Thơ, Hội Trưởng Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, trong phần diễn văn đã ca tụng sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH và Đồng Minh trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam và bà nói chúng ta luôn biết ơn tất cả tù nhân chính trị và gia đình họ sau năm 1975.


Bà muốn làm sáng tỏ, phơi bày những sự thật dã man của Cộng Sản, và lập hồ sơ về những sự tàn ác của các trại tập trung "cải tạo" do cộng sản dựng ra, để thế giới không thể nói rằng họ không hay biết về sự đau khổ của các bạn và sự đau khổ của những người đang sống dưới sự đàn áp của chế độ Cộng Sản.Tiếp theo phần phát biểu của Nữ Tài tử Kiều Chinh, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, ông Nguyễn Hân, Chủ Tịch Hội HO Dallas Ft Worth, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Huỳnh Công Ánh...Tất cả đều ca ngợi những hy sinh, những đóng góp của những cựu tù Quân Dân Cán Chính VNCH và gia đình họ, chúng ta cần phải biết ơn họ.


Những lời phát biểu ngắn gọn nhưng rất xúc động.


Ngoài ra còn có phần phát biểu các đại diện cho các lực lượng Hoa Kỳ, Đại Tá Marquette Belcher, đại diện cho Trung Tướng James Craig, Tư Lệnh Lực Lượng Yểm trợ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cả hai đều đã phục vụ tại Việt Nam, một cựu tù nhân bảy năm tại Hỏa Lò Hà Nội, người bạn tù của TNS John Mc Cain là Đại tá Ken Cordier, ông Chito Delacruz, đại diện cho Phi Luật tân, ông Young Park, đại diện cho lực lượng Nam Hàn...Trong một clip trình chiếu trên màn ảnh lớn, ông Robert Funseth và gia đình vì bận nên không thể đến dự cuộc Hội Ngộ với các Cựu Tù Nhân Chính Trị mà ông đã nhọc công thương thuyết, nên Ong gởi đến Ngày Tù Nhân Chính trị VN 2008 những lời chúc chân thành.


Ông Robert Funseth cũng đã nhắc lại sự đóng góp của bà Khúc Minh Thơ cùng với Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam cho phái đoàn trong việc vận động với chính quyền CSVN để chương trình ra đi của cựu TNCT.VN sớm hòan thành.


Trong bài phát biểu của ông Hùynh Công Ánh, nguyên Tổng Hội Trưởng Hội Cựu TNCT Hoa Kỳ cũng nói đến công lao của ông Funseth với tất cả lòng tri ân.Nhà văn Huy Phương người đã được rất nhiều cựu tù từ khắp nơi về tham dự thăm hỏi chụp hình chung với Ong vì họ đã biết Ong qua chương trình " Huynh Đệ Chi Binh" trên đài Truyền Hình SBTN, nhiều người tâm sự, chính vì những chương trình đó mà họ đã có những liên lạc để biết những tin tức về ngày đại hội.


Nhà văn, nhà báo Huy Phương còn là người đóng góp tích cực cho việc tổ chức những ngày Đại Hội vừa qua lên giới thiệu những cựu tù nhân chính trị cuối cùng và các quả phụ tướng lãnh, sĩ quan như một lần để cảm ơn sự hy sinh gian khổ mà họ đã phải chịu đựng.


Ông cũng mời tất cả những nguời vợ cựu tù có mặt đứng dậy để tất cả hội trường dành cho họ những tràng pháo tay, như một lời cảm ơn sâu xa về những gian khổ mà người vợ tù họ phải đương đầu khi chồng phải vào tù, một mình gánh vác gia đình, lo cho cha mẹ, con cái suốt bao nhiêu năm.


Những lá quốc kỳ tượng trưng cũng đã được trao lại cho đại diện các quả phụ để ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ đã hy sinh chođất nước hay chết trong tù ngục Cộng Sản.`Cựu dân biểu VNCH, giáo sư Nguyễn Lý Tưởng giới thiệu đại diện những nguời con cựu tù được định cư tại Hoa Kỳ theo dự luật McCain và diện con lai.


Đây cũng là một cố gắng không nhỏ của Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam trong việc vận động quốc hội và các Thuợng Nghị Sĩ, đặc biệt với sự trợ giúp đầy nhiệt tình của Thượng Nghị Sĩ John McCain trong việc đệ trình dự luật này năm 1996.


Ong cũng ca ngợi những thành công của những người con lai, họ đã cố gắng vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngả mà xã hội đã tạo nên cho họ.


Những thành công và những đóng góp hôm nay đó là một thành qủa đáng ca ngợi.




.Ban Tổ chức cũng đã vinh danh Tiến sĩ James R.


Reckner, TS Stephen F.


Maxner và cô Ann Mallertt của Việt Nam Center tại Texas Tech University.Buổi lễ kết thúc để chuẩn bị tham dự đêm Đại Nhạc Hội " Ba Hình Anh-Một Cuộc Đời"Vào lúc 7 giời tối thứ Bảy ngày 4 tháng 10 năm 2008 tại Special Events hơn 3500 cựu tù, gia đình và đồng hương tham dự đêm đại nhạc hội với sự góp mặt của nhiều ca sĩ nỗi tiếng là con em của những gia đình cựu tù nhân chính trị như: Randy của gia đình Việt Mỹ, Vân Anh, Như Quỳnh, Diễm Liên, Nguyên Khang, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Hồ Hoàng Yến, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Nhạc Sĩ Huỳnh Công Anh, đặc biệt có nhạc sĩ Phan Văn Hưng đến từ Uc Châu.


Tất cả đều trình diễn những bài hát có liên quan đến đời lính, về những kỷ niệm đã qua và những bản nhạc đấu tranh có lúc vui cũng có những lúc rất xúc động, những tràng pháo tay vang dội hội trường để cảm ơn những đóng góp của các em trong gia đình cựu tù.


Điều khiễn chương trình Nghệ Sĩ Nam Lậc và Việt Dũng, trong niềm xúc động hai MC đã trình diễn bài hát do các anh sáng tác như Nam Lộc qua bản " Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" và Việt Dzũng qua bài " Món Qùa Cho Quê Hương".


Buổi nhạc hội kết thúc lúc 12 giờ đêm trong bầu không khí thắm tình huynh đệ anh em.Tiếp theo ngày cuối của Đại Hội là lễ cầu siêu và cầu hồn cho những cựu tù đã hy sinh.


Lể cầu siêu được tổ chức tại chùa Đạo Quang Dallas và lễ cầu hồn tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.


Các cựu tù và gia đình tùy theo mỗi tôn giáo đến tham dự lễ.


Tại Chùa Đạo Quang lúc 11 giờ sáng một số Cựu Tù Nhân và gia đình cùng đồng hương Phật Tử tham dự lễ cầu siêu.


Sau khi chùa khỏan đải một buổi cơm chay thân mật, tất cả đều tụ tập về chánh điện để làm lể.


Trước chánh điện với bàn thờ khói nhang nghi ngút, di ảnh các vị Tướng Lãnh đã vị quốc vong thân được xếp thành hàng dọc trên một bàn thờ dưới chân dung Đức Phật.


Đặc biệt trên bà thờ chúng tôi nhận thấy có di ảnh Thiếu Tướng Nguyễn Văn Điềm.


Sau phần nghi thức chào Quốc Kỳ và phút mặc niệm.


Bà Khúc Minh Thơ đã lên ngỏ lời chân thành cảm ơn Hòa Thượng Trụ Trì đã cho phép và chủ trì buổi lễ cầu siêu để cho hương linh những chiến sĩ vị Quốc vong thân được siêu sinh tịnh độ, và đây cũng là dịp thể hiện lòng biết ơn của chúng ta, mãi mãi chẳng bao giờ quên công ơn của họ đã hy sinh cho nước cho dân.


Điều cảm động nhất đó là Cựu Trung Uy Huỳnh Văn Phú, người đã mang di ảnh vị tư lệnh sư đoàn đó là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Điềm đến để làm lễ cầu siêu.


Được biết vị Tướng Nguyễn Văn Điềm người tướng lãnh hy sinh sau cùng của ngày 30 tháng tư năm 1975 mà ít người trong Cộng Đồng biết đến Ong.


Lễ cầu siêu bắt đầu dưới sự chủ lễ của Hòa Thượng trụ trì và qúy vị Tăng Ni trong chùa cùng anh em cựu tù nhân, gia đình và đồng hương phật tử, qua những lời kinh cầu nguyện âm vang trong khung cảnh trang nghiêm đầy xúc động.


Buổi cầu siêu chấm dứt, mọi người chia tay nhau trong bầu không khí thân tình và như không ai bảo ai tất cả đều hẹn nhau trong lần hội ngộ tới.

Thursday, October 9, 2008

Nhung Ngay Vui Qua Mau

Những ngày vui qua mau…
Phan

Bây giờ là 6 giờ sáng thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2008, ngoài trời đang mưa và nhiệt độ thành Đà thật lý tưởng ở 67 độ F, tôi ngồi xuống cái ghế quen của mình ngoài patio và ly cà phê đầu ngày với cái laptop. Nhìn những trang chữ trên màn hình về vụ Thái Hà là vấn đề mà báo giới đang theo sát để đưa tin, những ai có quan tâm đều theo sát báo chí để tính cách cho mình phải có một hành động tiếp tay đồng bào trong nước, cụm từ "khúc ruột ngàn dặm" do người khác áp đặt cho mình không đánh thức được lương tri nhưng tự nghĩ mình là "khúc ruột ngàn dặm" của đồng bào trong nước thì người Việt hải ngoại sẽ làm được việc, nhiều nơi có người Việt sinh sống trên thế giới gần như đồng loạt thắp nến nguyện cầu trong dịp cuối tuần qua, quyên góp ủng hộ cho Thái Hà trong cuộc đấu tranh đầy gian khổ giữa thiện và ác trong nước. Tôi chỉ nhìn theo con mắt truyền thống của người Việt từ ngàn xưa là thiện bao giờ cũng thắng ác; công lý luôn thuộc về lẽ phải… những câu nói xưa rích nhưng đúng hoài để lập lại cho đôi bên giữa vững lập trường thì thắng bại chỉ là thời gian chứ kết cuộc có sẵn! Rời mắt khỏi màn hình để nghĩ suy về thời cuộc, tìm ra phương hướng cho bản thân hoà vào không khí đấu tranh nội ứng ngoại hợp của cả dân tộc mình trước cái ác đang giãy chết nên vô cùng xảo quyệt diễn ra trong nước mà bất kể người làm báo nào ở hải ngoại cũng tự thấy trách nhiệm góp vài con chữ của mình trong công cuộc đấu tranh chung.

Nhìn ra ngoài trời đầy gợi cảm với những giọt mưa thu se se lạnh và man mác buồn cố hữu của mưa thu nhưng không buồn nhiều bằng những ngày vui đã qua, những ngày Đại Hội Cựu Tù Nhân chính Trị ở Dallas đã qua như cuộc vui nào cũng tàn để mọi người còn ra về! Hai chữ "ra về" đối với lớp đầu xanh tuổi trẻ cũng tương đương với hai từ "gặp lại" trong một ngày gần đây nhưng hai chữ "ra về" với những cựu TNCT thì bạn có chứng kiến mới nghẹn ngào khi thấy những mái đầu đã bạc vì chiến tranh, tù đày và lưu vong… "gặp nhau đây… rồi chia tay…" không biết anh Khúc Thừa Nhân đã hát câu ấy bao nhiêu lần với chất giọng Quảng Nam Đà Nẵng của anh trong suốt những ngày qua! Riêng tôi bù khú từ tối thứ năm khi những anh em báo chí bên Cali qua để hợp sức với cánh báo chí địa phương làm nhiệm vụ. Cá nhân tôi bình tâm suy xét thì thật lòng thấy mình vô tích sự vì những giờ giấc mà anh em cần tiếp tay thì tôi lại kéo cao cổ áo lên đường kiếm cơm, không xin nghỉ được. Tới tôi có mặt thường đúng vào giờ ăn nhậu mà nhà thơ Phan Xuân Sinh làm chủ xị đã tạo ra những những bàn tiệc hoành tráng nhất trong lịch sử ăn nhậu ở thành Đà. Nhiều khi tôi nghĩ hay bởi mình có cung ăn nhậu trong lá số tủ vi nên trước sau cũng bị cao cholesteron.

Ngoài niềm vui tái ngộ, những cư dân địa phương tất bật ngược xuôi với công tác đưa đón chú bác đến từ xa. Tôi không tìm thấy sự phân biệt đối xử nào trong tình quân dân cá nước ở khung trời Dallas hiếu khách này. Nói chung là một Đại Hội thành công hơn mong muốn của Ban tổ chức là điều nhiều vị khách nói ra còn chủ nhà thì tôi báo cáo sau. Những mẩu chuyện vặt lại nói lên những điều rất lớn, xin tường thuật vô tư để thấy hết chân tình của người đón và lưu tình của người đến trong tình đồng hương nơi xứ xa. Hai anh bạn trẻ bên Báo Trẻ là Quân Sỹ và Nhật Hoàng chạy taxi thấy thương, họ đến những Hotel mà chú bác cựu tù cư ngụ, xin nhân viên Hotel số điện thoại các phòng có người Việt ở, Quân Sỹ gọi từng phòng xem chú bác đi dự Đại Hội chưa, xe đưa đón đã tới giờ lăn bánh. Không thể trách những người lớn tuổi chậm trễ vì tuổi tác, tất cả những chú bác chậm trễ đều có rất nhiều những chiến hữu, con em cựu tù ở Dallas tự nguyện xách xe nhà ra chạy taxi để đưa đón khách phương xa về đây Đại Hội. Trong suốt ba ngày thì các chú bác phương xa đi về từ nơi diễn ra Đại Hội với nơi nghỉ ngơi ở Hotel không biết bao nhiêu bận vì chú bác về Dallas để họp mặt chứ không phải về đây để ngủ Hotel, nhưng sức già phi mã lực nên đến nơi hội tụ đồng đội, đồng bào được một chập thì đã mệt, cần về Hoterl để tắm cái cho tỉnh, ngả lưng chút cho giãn bộ xương già… lại muốn trở lại chốn xôn xao để hàn huyên với đồng đội cũ, được thấy đồng hương trong tình thương mến thương những người bảo quốc an dân xưa kia. Với lượng người đổ về thành Đà lên tới con số hết phòng khách sạn thì có thể nói cộng đồng người Việt Dallas đã dốc hết sức mình để lo tròn nhiệm vụ đưa đón các chú bác từ xa đến đây. Tôi thật lòng nói lên cảm khái sau 15 năm sống ở thành Đà, chưa bao giờ tôi tự hào, sung sướng là cư dân thành Đà bằng khi nghe một người trẻ (có thể tôi biết danh tánh, có thể không) hỏi một người già mà tôi không thể nào biết là ai? "Thưa bác, bác cần đi đâu? Cháu đưa bác đi" Cứ như những anh bạn chạy xe ôm ở Xa cảng miền Đông, miền Tây bên nhà nhưng ở đây miễn phí. Cái tình làm rơi nước mắt chú bác phương xa là thằng nhỏ vừa hỏi mình muốn đi đâu? Đi chợ hay đi chơi, hay đi về Hotel nghỉ ngơi… chỉ biết nó là một con em cựu tù, con em người Việt ở thành Đà chứ cũng không biết nó là ai. Cứ như thế, tình đồng hương Việt Nam lai láng chảy trên khắp các ngã đường Dallas. Đưa đón không biết bao nhiêu vị khách danh dự của thành Đà đến dự Đại Hội trong ba ngày mà chú bác phương xa vui lòng đã là một thành công hơn mong muốn của ban tổ chức, một tự hào, niềm vui vô biên trong tâm tưởng những cư dân thành Đà đã hoàn thành nhiệm vụ tự mình giao phó cho mình vì rất nhiều những chuyến xe nhà và người tài xế tự móc tiền túi đổ xăng mà ban tổ chức cũng không biết họ là ai để hoàn trả tiền xăng. Chỉ nhìn thấy mái đầu đen thì đàn anh ở địa phương sai đàn em, chú bác sai con cháu… "chở những chú bác này về Hotel hay chở những chú bác này đến nơi hội ngộ…" Tôi nhìn ra nhỏ bạn quen thân ở thành Đà tự ẻm là má của mấy thằng con tôi cũng chạy taxi. Nhỏ chạy chở bác Ngô Nhật Thăng đến từ Phoenix, nhưng tới Hội trường thì anh Đặng Hiếu Sinh thấy mặt đặt tên: 'Em chở giùm anh một xe về Hotel… Anh em ơi! Ai về Hotel thì lên xe van này." Thế thôi, anh ĐHS là người trong ban tổ chức thì có quyền huy động nhân lực địa phương. Khi nhỏ bạn thân của tôi đổ một xe xuống khách sạn Hamtom thì gặp anh Hướng cũng là một đàn anh ở địa phương, chịu trách điều động xe và anh đóng chốt ở Hotel, anh thấy mặt đặt tên, "Nhỏ ơi! Mày chở giùm anh một xe tới Hội trường. Anh em ơi! Ai tới Hội trường thì lên xe van này." Mỗi cái xe của người Việt ở thành Đà đều vinh hạnh được chở quá khứ về với tương lai. Cứ như thế, những chuyến xe chở tình quân dân không còn tổ quốc lăn bánh trên khắp các nẻo đường Dallas thân thương trong gió sớm thu về và niềm vui vô tận của thế hệ sau được vinh hạnh phục vụ chú bác thế hệ trước một đôi ngày như trả ơn chú bác ngày xưa. Những mái đầu đã bạc vì chiến tranh, tù đày và lưu vong như trẻ lại, tạm quên đi những căn bệnh đang mang trong người vì tuổi tác vì chiến tranh không phải hoà bình đã ấm lòng với thế hệ thứ hai, những đứa bé mà ngày xưa chú bác đã từng sống chết để cho tụi nhỏ có hậu phương an bình. Nay, nước có thể mất theo bàn cờ chính trị thế giới nhưng tình quân dân Việt Nam Cộng Hoà rõ ràng bất tử là món quà lưu niệm của người Việt Dallas gởi cựu tù.

Tôi biết tường thuật làm sao cho hết những gì ghi nhận được từ những ngày qua với quá nhiều cảm xúc xen lẫn thực tế trong sổ tay người làm báo. Chỉ biết buồi ca nhạc tối thứ bảy ngày 03 tháng 10 năm 2008 đã kết thúc lúc 11giờ 26 phút là coi như Đại Hội bế mạc, hơn 5000 người trong Hội trường Special Event Center hả hê với tiếng hát con em cựu tù như Nguyên Khang, Thế Sơn, Diễm Liên… nói làm sao đây khi tai nghe âm thanh nhạc điệu quen thuộc của dòng nhạc lính từ nhỏ, hôm nay tôi nghe thêm được trong chất giọng tuyệt vời của những ca sỹ con em cựu tù này chuyên chở thêm cảm xúc hàm ơn của họ bay theo cung bậc âm thanh để chuyên chở tới "Cựu Tù" tấm lòng biết ơn và luôn mong đền đáp của con em. (May mắn cho tôi sang chiều Chủ nhật còn gặp Thế Sơn trong buổi họp tổng kết nên lẹ làng gởi lời cảm ơn người ca sỹ con em của lính.)

Sau khi ca nhạc chấm dứt, tôi về nhà hàng Việt Nam với anh em, chú bác báo chí tới 1 giờ đêm, chưa hết mấy thùng bia tôi đưa đến nên bưng sang bàn anh Nam Lộc nhờ uống phụ tới 2 giờ để sơ kết tình hình đại thắng của quân ta! Những mỏi mệt của ban tổ chức trong những ngày qua tan theo nụ cười mãn nguyện. Tôi ra về trong đêm đầu thu nghe mát tới trong lòng.

Sáng chủ nhật bận rộn với chú bác xa xôi lần lượt ra về. Những đôi mắt già nua ngấn lệ cho một lần gặp lại nhau đây rồi chia tay như anh Khúc Thừa Nhân hát suốt mấy ngày qua ! Không biết độc giả có biết anh này không? Anh tự giới thiệu là ba tui tên Khúc Thừa Dụ, nhờ có cái "khúc thừa" đó nên mới dụ được má tui để đẻ ra tui!... Anh đi bắt quàng làm họ với bà Khúc Minh Thơ làm Má Bảy lên tăng-xông! Tôi cứ thấy anh là tôi cười mà theo những đàn anh Quảng Đà thì Khúc Thừa Nhân là một cây cười Quảng Đà đã thành danh, có tiếng… (Xin giới thiệu với Trung tâm Vân Sơn).

Sau những ly bia cười sảng khoái ngoài nhà hàng, phải mở ngoặc chỗ này là những nhà hàng Việt Nam ở Garland (thuộc Dallas) mở cửa tới 2 giờ đêm chứ không đóng như thường lệ là 11 giờ mà theo nhận xét của tôi là phục vụ Cựu Tù Nhân Chính Trị ở xa về chứ bà con Dallas không có ý kinh doanh bởi tôi ghi nhận những tiếng hỏi câu chào trong tình quân dân cá nước như sống lại một thuở xa xưa vô cùng xúc động. Xin gởi lời cảm ơn đến những nhà hàng của người đồng hương. (Không nêu tên thương mại của nhà hàng vì người viết bài báo này không có ý quảng cáo cho riêng ai, chỉ ghi nhận tấm lòng người địa phương thành Đà với lính).

Trên đường về gió đầu thu đêm khuya, tôi nghĩ đến những lần chia tay đồng đội ở phố núi cao phố núi đầy sương, ở những điạ danh tên vẫn chưa quen người dân thị thành… của chú bác ngày xưa đã mằn mặn giọt nước mắt khô vì hôm trở lại thì bạn đã không về! Những người lính không may trong chiến tranh vì súng đạn vô tình có cái bình an của người đi trước; những người đi qua khói lửa mịt mùng tưởng là may mắn thì lại xui hơn trong ngục tù lao lung, trở ra tị nạn ngay trên quê hương mình trong tị hiềm chế độ. Họ bước vào một nhà tù lớn hơn là xã hội bỉ ổi bản chất. Những người lính bạc màu áo trận rồi bạc màu áo cơm để cứu vớt gia đình, bạc lòng vì thế thái tha phương tới sức cùng lực kiệt… Họ gặp nhau đây rồi chia tay nhưng lần gặp này không mong lần nữa vì tuổi tác và sức khoẻ của chú bác nhìn chung rất hom hem. Nước mắt tôi không gì nên cứ chảy theo xa lộ về đêm. Tôi hài lòng là mình rất nặng lòng với lính dù cha anh ruột của tôi không có mặt nơi đây. Tôi linh cảm được lần họp mặt này của chú bác là lần cuối cùng của đời lính, tôi không muốn viết ra những ý nghĩ hồ đồ vì chưa có thời gian kiểm chứng để viết sao cho chú bác yên lòng về thế hệ thứ hai dù còn nhiều chuyện mà đám trẻ chúng tôi quyết phanh phui sau Đại Hội.

Xin viết đôi dòng về buổi họp tổng kết vào chiều chủ nhật ngày 05 tháng 10 năm 2008. Chị Angie Hồ Quang thay mặt ban tổ chức ngỏ lời cảm ơn những bạn bè gần xa đã về hợp lực cùng ban tổ chức để làm nghĩa vụ với người lính VNCH nói chung, người cựu tù của chúng ta trên đất Mỹ, tiếng chị thâm mật trong tình thân hữu gọi mời mấy bác tài taxi vô họp mà tôi nhận diện được anh Lâm-Biệt Kích Dù, anh Trí, anh… Không Nhớ Tên nhưng biết các anh cũng là cựu tù đi đón đi đưa cựu tù mà anh Đức là người trong bóng tối, một Thủy Quân Lục Chiến xa xưa, đi tu nghiệp ở Mỹ vào tháng 03 năn 1975, tháng 04 năm 1975 được uống rượu với đồng đội tới hết biết khi nghe tin mất nước, anh Đức năm nào cũng mướn xe đi Missouri nên âm thầm đi mướn mớ xe van với giá member cho rẻ để đưa đón anh em về Dallas họp mặt. Còn rất nhiều những gương mặt đằng sau hội trường của kỳ Đại hội này mà tôi sẽ tường trình sau, cũng như rất nhiều những trang viết tiếp nối về kỳ Đại Hội này mà tôi ý thức được là nhiệm vụ của con em phải làm.

Xin ghi nhận ở đây sự đóng góp tự nguyện của chị Hoàng Oanh đến từ Hawai và thân hữu của chị ở San Jose trong Hội Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt đã đến Dallas để bỏ Hotel đi theo các chị Gia Long lo việc chung trong tình em gái hậu phương. Chị phát biểu ngắn gọn trong bữa họp tổng kết nhưng lời ít mà ý nhiều như tình anh lính chiến, "Nghe lời kêu gọi của chị Khúc Minh Thơ, HO không thể từ chối góp một bàn tay nên đến đây…" Tôi là ai trong buồi họp này cũng xúc động với chân tình của chị. Đặc biệt là những phát biểu của Cựu tù nhân phu nhơn (ai cũng nói trong nước mắt) tôi ghi nhận được những lời đi thẳng vào tim óc đời sau như sau: "… Cảm ơn bà Khúc Minh Thơ đã giúp gia đình tôi làm lại từ đầu từ không còn manh giáp, cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được gặp bà KMT hôm nay để nói lời cảm ơn mà tôi ấp ủ trong lòng đã lâu. Xin đừng nhắc gì tới những đóng góp của tôi trong Đại Hội này…" Những tiếng lòng của thế hệ trước vang lên đến đâu thì tôi nghẹn ngào đến đó… Tôi sẽ viết tiếp khi bình tâm. Xin lỗi

Phan

Wednesday, October 8, 2008

Những giọt nước mắt… bíêt cười!

Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008: Những giọt nước mắt… bíêt cười!
Tuesday, October 07, 2008




Ông Nguyễn Hữu Nhân (phải) ôm chầm lấy người chiến hữu năm xưa, ông Lê Văn Quỳnh.



Cựu Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai được đại gia đình cựu tù nhân chính trị nồng nhiệt chào đón. Ông là một trong 4 người tù cuối cùng rời trại.



Những chiếc bong bóng đỏ vàng cùng lá cờ VNCH cùng lúc được mọi người thả lên trời trong ngày hội ngộ đầu tiên, như những cánh chim tự do gởi về Việt Nam.


Bài & hình:Vũ Ðình Trọng/Người Việt

Thứ Năm, 2 Tháng Mười, 2008


Chuyến máy bay của hãng hàng không American Airlines từ Santa Ana xuống phi trường Dallas-Fort Worth (DFW) trễ hơn dự định, nhưng nhà văn Huy Phương vẫn chờ để đưa tôi về khách sạn Hampton Inn Richardson. Chuyến đi viết tin về Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008 bước đầu cũng đã khởi sự suôn sẻ. Trên xe, ngoài anh Huy Phương còn có thêm một khách mời của Ban Tổ Chức, đó là nhạc sĩ Phan Văn Hưng đến từ Úc Châu, và một người bạn mới, anh Nguyên Khôi, một cựu tù và cũng là học trò cũ của nhà văn Huy Phương, người tình nguyện làm “tài xế” cho chúng tôi trong suốt thời gian ở DFW. Chúng tôi về khách sạn với một tâm trạng phấn chấn. Tối hôm đó, nhà báo Thanh Huy (Việt Báo) nhập chung nhóm, thế là năm anh em chúng tôi cùng đi chung trong suốt 4 ngày công tác.

Trên 100 phòng tại khách sạn không còn một chỗ trống, và tại sảnh tiếp tân tràn ngập cựu tù nhân chính trị và gia đình. Họ đã biến khách sạn thành ngôi nhà chung. Tiếng chào hỏi, bắt tay cả những người không quen “Anh ở trại nào?”

“Tôi ở Tiên Lãnh. Còn anh?”

“Tôi ở Hoàng Liên Sơn”...

“Z30D phải không?”

“Phải rồi.”

Thế là họ ôm chầm lấy nhau. Trên những khuôn mặt già nua vì tuổi tác, hình như những vết nhăn cũng bớt hằn sâu nhường chỗ cho niềm hạnh phúc ngọt ngào.

Trong sự huyên náo vui mừng đó, tôi nhận ra hai người phụ nữ ngồi lặng yên với nụ cười hiền hậu. Một vài người nhận ra và xin được chụp hình chung, hai bà vui vẻ nhận lời, cũng với nụ cười hiền hậu đó. Sau này tôi mới biết, đó là hai quả phụ của hai cố Chuẩn Tướng Lê Trung Trực và Phạm Ngọc Sang.

Ông Phan Tấn Ngưu, một trong 20 người tù cuối cùng cho rằng công việc của bà Khúc Minh Thơ là một sự khởi đầu để người Mỹ phản tỉnh, nghĩ lại số phận những người lính QL.VNCH. “Tôi đi dự với tư cách cá nhân và lời hứa với bà Khúc Minh Thơ, ngoài ra, tôi cũng rất muốn gặp lại bạn bè khắp nơi một lần.”

Tất cả, như báo hiệu cho ngày gặp mặt chính thức sẽ tràn ngập tiếng cười, và chắc chắn, sẽ có những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt... biết cười!

Buổi tối, tôi và nhà văn Huy Phương đến Saigon Mall gặp Ban Tổ Chức, anh bạn Phan Văn Hưng sau 24 giờ bay đã mệt nhoài nên cần nghỉ lấy lại sức. Bữa ăn tối được anh chị Nguyễn Văn Tường và Jennifer Nguyễn tiếp đãi. Khoảng 20 người có mặt trong bữa ăn tối này, gồm bà Khúc Minh Thơ, nghệ sĩ Kiều Chinh, ông Lê Văn Lộc (Bảo Tàng Thuyền Nhân & Việt Nam Cộng Hòa), nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh cùng những người khác mà tôi không biết tên. Một câu chuyện có thực về nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh hồi còn trong tù được ông Lê Văn Lộc kể cũng như bao nhiêu chuyện của những người tù khác mà tôi đã được nghe. Ở đó, ta bắt gặp một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp giữa vợ và chồng, giữa cha và con trong cái cay đắng, tủi hận. Ông kể:

“Bà vợ của ông Hạnh trong lần lên thăm chồng có đem theo một con gà (không biết là luộc hay quay). Mở ra thì ông thấy một tờ giấy của người con viết cho ông. Nó nói là con gà hơi khô vì mẹ đã lấy mỡ trộn cơm cho con ăn, và chưa bao giờ con được ăn một bát cơm trộn mỡ gà ngon đến như vậy. Ông ấy nói là ông không làm sao ăn được con gà đó sau khi đọc thư đứa con. Ông bàn cắt con gà ra làm 4 phần bán cho 4 anh trong trại. Bốn người mua gà phải viết cho ông bốn tờ giấy nợ, rồi ông gởi bốn tờ giấy nợ đó cho con ông ấy nói với nó là chúng mày lấy tiền về mua gà có mỡ mà ăn. Một trong bốn người đó là họa sĩ Tạ Tỵ, và Tạ Tỵ có viết truyện này trong cuốn 'Ðáy địa ngục'. Tạ Tỵ còn viết là cha này (Nguyễn Ngọc Hạnh) trong tù cái gì cũng bán, một phần tiền dùng để mua đồ ăn, một phần tiền tiếp tế về cho vợ. Có lần ông Hạnh đang mặc cái quần (chắc là cũng khá mới), có một thằng bên ngoài hàng rào cầm hộp sữa tung lên, tung lên, ông hiểu ý bèn cởi quần liệng ra ngoài, thằng kia liệng hộp sữa vào...”

Cả phòng rộ lên tiếng cười. Hình như khi thoát khỏi “địa ngục” người ta nhìn lại quá khứ với cặp mắt khác, nhưng trong câu chuyện vẫn còn đó nỗi đau, trong tiếng cười.



Sáng Thứ Sáu, 3 Tháng Mười: Ngày “Trở Về”


Buổi gặp gỡ đầu tiên được tổ chức tại công viên White Rock Lake. Ðây là một công viên rộng lớn và khá đẹp tại Dallas với một hồ nước rộng mênh mông. Phòng hội ngộ nằm gần hồ nước ấy, tuy khá rộng nhưng cũng chỉ chứa được một phần trong số khoảng 1,000 cựu tù nhân chính trị và gia đình về dự.

Hội Quảng Ðà Dallas tài trợ và tổ chức thật chu đáo với tinh thần “Quần chúng nghĩ về người Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam”, và hội xem như là một bổn phận. “Xin tỏ lòng biết ơn những thế hệ ngàn năm qua đã hy sinh cho đất nước, cho chúng tôi biết mình còn có một cội nguồn. Xin biết ơn thế hệ các anh chị đã chiến đấu cho lý tưởng tự do và đã chịu nhiều đau khổ tù đày. Xin biết ơn thế hệ hôm nay đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê nhà. Bữa cơm trưa Hội Quảng Ðà chiêu đãi, xin các anh chị xem như đó là tấm lòng của người hậu phương với người nơi tiền tuyến.” Bác Sĩ Nguyễn Văn Hào, thay mặt Hội Quảng Ðà chia sẻ suy nghĩ chân thật của mình và của hội trong bài phát biểu ngắn gọn. Tôi tin rằng mọi người có mặt cũng hiểu được tình cảm mà hội Quảng Ðà dành cho ngày hội ngộ của những cựu tù. Không ai quên được những người đã một thời cầm súng bảo vệ sự yên bình của hậu phương.

Bà Khúc Minh Thơ trở thành “ngôi sao” ngay trong ngày gặp mặt đầu tiên. Niềm hạnh phúc và nỗi ước ao cuối đời của bà đã trở thành sự thật sau bao nhiêu khó nhọc.

“Tôi chỉ ao ước được gặp anh em một lần.” Tôi nhớ trong lần gặp bà tại California, bà đã nói với tôi như thế. Nhưng hôm đó, tôi không nghĩ là chỉ có mình bà ước ao như vậy, nhiều người cựu tù và vợ con họ cũng mong được gặp bà một lần để nói một lời cảm ơn, để chụp chung với bà một tấm hình lưu niệm. Và bà đã mệt nhoài người vì hết nhóm này đến nhóm khác vây quanh bà chụp hình, nhưng trong ánh mắt bà, tôi cảm nhận được một niềm vui vô bờ. “Ngay trong lúc này tôi vẫn buồn vì những chuyện 'đánh phá' bên ngoài, nhưng cũng rất vui sống trong không khí đầy ắp tình thương này. Tôi thấm thía hơn về tình người.” Bà nói thật nhỏ với tôi như thế như sợ anh em mất vui khi biết bà buồn.

Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, 7 năm tù, trả lời nhà văn Huy Phương (đài SBTN) cho biết:

“Tôi rất xúc động vì ngày hội ngộ quá thành công dù có người chống đối. Tôi không đồng ý với họ vì nếu không có người thúc đẩy chương trình định cư cho cựu tù chúng tôi thì chương trình H.O cũng sẽ không thành công vượt sự mong đợi của chúng ta.”

Bà Trần, vợ một cựu tù chia sẻ:

“Hồi tưởng lại ba mươi mấy năm trước, tôi cứ luôn hỏi con tôi rằng nếu gia đình mình còn ở Việt Nam thì không biết tương lai sẽ như thế nào.”

Ông Hoàng Thịnh (Louisiana):

“Hôm nay là ngày tôi chờ đợi để gặp lại anh em mình. Xin cám ơn Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Chúng tôi không bao giờ quên ơn.”

Chút tình dành cho nhau giữa những mái đầu đã bạc chỉ có thế, và chỉ cần một lời cảm ơn, một vòng tay rộng mở cũng đủ làm ấm lòng người.

Ấm lòng nhất là những giọt nước mắt. Tôi đã thấy những gương mặt rạng rỡ, những tiếng cười sảng khoái, những vòng tay siết chặt tình bạn tù, tình huynh đệ chi binh, và ở mỗi cuộc gặp gỡ đó, nước mắt họ cứ tự trào ra lăn dài trên má. Những giọt nước mắt cũng biết cười trong ngày hội ngộ!

Một người lên sân khấu nhờ Ban Tổ Chức nhắn tin, rồi bạn bè tìm đến, rồi ôm chầm lấy nhau reo vui như những đứa trẻ. Tuổi tác không còn là gánh nặng trên vai, họ như được sống lại những ngày tù tội, chia nhau từng miếng khoai hà.

Một trong những người cựu tù hạnh phúc ngày hôm ấy tôi được gặp là ông Vi Tuấn (phóng viên đài truyền hình KSCI.LA18). Trong chuyến công tác này, thật bất ngờ khi ông gặp lại thầy Hồ Xuân Diện dạy lớp Ðệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Bán Công Ðông Hà, Quảng Trị, sau đúng 50 năm. Ông đã khóc thực sự khi ôm chầm lấy người thầy cũ. Thầy Diện cho biết rất vui gặp lại người quen cũ, nhất là không ngờ gặp lại đứa học trò năm xưa mà ông vẫn nhớ cả tên họ: Trương Hữu Tuấn. Ông cũng gặp lại hai người bạn tù Tiên Lãnh là ông Nguyễn Thanh Tùng và ông Tôn Thất Hằng.

Câu chuyện tù mà ông Hằng (hiện ở Oregon) kể cho tôi nghe có một dấu lặng giữa chừng của một bài hát. Dấu lặng oan nghiệt của một người tù.

Ông bị hai lần cùm chân biệt giam. Lần thứ nhất khi dám diễn kịch “chọc quê chế độ” Ông kể rằng trong một lần diễn kịch, ông nói cái khóa Sol trong vở nhạc là cái “khóa”, còn dấu thăng (#) là “cái hàng rào”. Bị nhốt trong cái hàng rào có khóa có nghĩa là ở tù! Thế là bị cùm biệt giam 3 tháng.

Lần bị cùm lần thứ hai là do ông cùng đồng đội tổ chức lật đổ trại tù, giải thoát cho anh em. Việc không thành, những người tổ chức bị bắt, ông bị cùm 18 tháng, còn người đồng đội Trần Quang Trân bị xử tử hình.

Nỗi buồn chợt ập về làm chúng tôi nao lòng. Vết thương xưa đã lành, nhưng vết sẹo vẫn còn đó, làm sao quên...!

Một ngọn gió mát thổi ngang qua công viên. Nhìn lên bầu trời xanh thẳm, tôi chợt mong những người tù đã khuất cũng về đây sum họp cùng anh em, bạn bè.

Tuesday, October 7, 2008

Cuộc Hội Ngộ của “Những Người Tử Tế”


Cuộc Hội Ngộ của “Những Người Tử Tế”

Nam Lộc

Tôi mượn câu nói của nhà thơ Hà Thượng Nhân diễn tả thành phần cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (TNCTVN) mà ông gọi họ là “Những Người Tử Tế”. Ông viết “...anh em HO trước khi bị Cộng Sản bắt đi tù, đều là những ‘người tử tế’. Và sau bao năm tháng bị ‘cải tạo’, họ vẫn là ‘người tử tế’. Cộng Sản đã không thuyết phục hay thay đổi được ý thức và con người của họ để trở thành những kẻ xấu như chúng”.

Cuộc hội ngộ thật cảm động và chan hoà nước mắt của những “người tử tế” có tên là “Ngày Hội Ngộ Tù Nhân Chính Trị Việt Nam” đã diễn ra trong suốt ba ngày, mùng 3,4 và 5 tháng 10, 2008 tại thành phố Dallas, Texas ở Hoa Kỳ do Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (GĐTNCTVN), với sự góp sức của hàng chục hội đoàn cũng nhiều thiện nguyện viên ở địa phương cũng như trên toàn nước Mỹ.

Vừa trở lại Hoa Kỳ sau chuyến lưu diễn Úc Châu, và mặc dù đang bị cảm nặng, nhưng tôi tự nhủ lòng là sẽ phải có mặt tại Dallas bằng bất cứ giá nào. Vì đây là cơ hội đầu tiên và có thể là duy nhất mà tôi có dịp gặp gỡ trong cùng một lúc hàng ngàn cựu TNCTVN đến từ khắp nơi trên thế giới, mà đa số là các sĩ quan ưu tú của QLVNCH. Những người đã hy sinh cả quãng đời trai trẻ để cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, tổ quốc và tự do, dân chủ. Cho đến khi CS Hà Nội xua quân cưỡng chiến miền Nam thì họ phải chịu cảnh lao tù, sống nhục nhằn, cơ cực trong các trại tù “cải tạo” ở những nơi rừng thiêng, nước độc!

Tôi mang ơn họ và mong có dịp đền đáp món nợ ân tình này, dù chẳng ai đòi! Khi đứng ra tổ chức các buổi đại nhạc hội xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ hoặc gây quỹ cứu trợ Thương Phế Binhỉ VNCH v..v.., tất cả đều không ngoài những mục đích nói trên mà tôi hằng ấp ủ trong lòng. Nhưng không phải chỉ có mình tôi suy nghĩ như vậy, mà cả hàng trăm thiện nguyện viên cũng mang tâm trạng giống như tôi. Họ là những cá nhân rất hăng hái trong các sinh hoạt cộng đồng hay thuộc những hội đoàn tại điạ phương như Hội HO Dallas/Fort Worth, Hội Quảng Đà, Hội Cao Niên, Hội Cựu Sinh Viên Chiến Tranh Chính Trị, các Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long và Lê Văn Duyệt (SJ), Gia Đình Mỹ Việt, Hội VoViNam, cũng như Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí v..v... Chính vì thế mà ngay từ sáng Thứ Năm, họ đã tấp nập túc trực ở cả hai phi trường Dallas/Fort Worth để ân cần tiếp đón những cựu TNCT từ phương xa về họp mặt. Người thì ở các khách sạn tươm tất, kẻ thì trú ngụ tại nhà bạn hữu để hàn huyên tâm sự chuẩn bị cho buổi họp mặt ngoài trời được diễn ra từ 10 giờ sáng Thứ Sáu mùng 3 tháng 10 trong một công viên xinh đẹp nằm bên Hồ Đá Trắng (White Rock Lake). Hàng ngàn TNCT đã đến với nhau theo đúng nghiã của chủ đề “Trở Về”, và càng ý nghiã hơn vì buổi họp mặt này lại do một hội đoàn dân sự đứng ra tổ chức, đó là Hội Quảng Đà với tinh thần “Quần Chúng Nghĩ Gì Về Người Tù Nhân Chính Trị VN”.

Sự tiếp đãi chu đáo và nồng nhiệt của các hội viên Hội Quảng Đà qua những món ăn đặc biệt cùng với một chương trình sinh hoạt phong phú đã làm ấm lòng khách phương xa. Nhưng có lẽ phần “tìm bạn tù xưa”, là tiết mục cảm động nhất trong ngày. Những tiếng hò reo, la ó mừng vui, kể cả tiếng “chửi thề” khi nhận được nhau, trộn lẫn với nghẹn ngào và nước mắt khi nghe tin những “thằng bạn” đã nằm xuống, dù trong trại tù năm xưa hay nơi đất khách, quê người. Ôi cao quý thay tình chiến hữu, tôi có cảm tưởng họ đang sống lại những ngày vui năm cũ và chờ mong buổi hội ngộ này đã từ lâu! Dù thời gian có làm bạc đi mái đầu xanh thời trai trẻ, nhưng tình bạn của những người tù vẫn không thay đổi và họ vẫn là những “người tử tế”. Tử tế từ cuộc sống, tư cách đạo đức cho đến gia đình và hướng dẫn con cái trở nên người hữu dụng trong xã hội. Hãy cứ “nghe lén” những cuộc hàn huyên tâm sự của họ thì bạn sẽ thấy rõ điều này.

Một điểm đáng chú ý nữa là sự hiện diện đông đảo của đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông và truyền hình Việt Mỹ tại địa phương cũng như trên toàn nước Mỹ và ở một số quốc gia khác.

Khi hoàng hôn vừa buông xuống thì một sinh hoạt khác gọi là “Đêm Tâm Giao” được diễn ra tại hội trường giáo xứ Thánh Phêrô nằm trên đường Garland do Gia Đình Mỹ Việt phụ trách. Đây là một tổ chức của các em Con Lai Mỹ Việt (Amerasian) được thành lập từ gần 2 năm qua, quy tụ hàng ngàn hội viên và có các ban đại diện ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc HK. Sự cộng tác của các em không ngoài mục đích là để cùng chia sẻ những đắng cay mà các vị cựụ TNCTVN đã phải trải qua dưới chế độ CS, so ra cũng không khác gì thân phận của những người Con Lai mà CSVN vẫn thường dùng chữ “Mỹ, Ngụy” để gọi chung cho cả hai thành phần nói trên.

Đêm Tâm Giao với một chương trình nhạc tù ca thật phong phú và ý nghĩa, có sự tham dự và đóng góp của Ban Tù Ca Xuân Điềm, nhạc sĩ Phan Văn Hưng đến từ Úc Châu, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh và Việt Dzũng của nhóm Hưng Ca cùng ban văn nghệ Quảng Đà và những tiếng hát của chính quý vị TNCT, kéo dài cho đến nửa đêm.

Sáng Thứ Bẩy mùng 4 tháng 10 thì cả ba sinh hoạt: Triển lãm, hội thảo và nghi lễ đều được diễn ra tại cùng một địa điểm, đó là Special Events Center nằm chễm chệ ở một khu vực rộng lớn trên đại lộ Naaman Forest. Đây là một trong số những trung tâm sinh hoạt rộng rãi, trang trọng và lịch sự nhất tại Dallas/Ft Worth. Ngay từ 8 giờ sáng, hàng ngàn chiếc xe đã nối đuôi nhau để vào bãi đậu. Khách phương xa thì lần lượt được shuttle của khách sạn hoặc xe riêng của các thiện nguyện viên đưa đến địa điểm sinh hoạt. Tôi nghe có tiếng thì thầm của một số TNCT “... có thế chứ, gọi là Ngày Hội Ngộ TNCT thì phải trang trọng và lịch sự như vậy mới xứng đáng với ý nghĩa của nó chứ...”. Tôi đồng ý với nhận xét này, nhưng chợt lại đâm ra lo, bởi vì tôi sẽ là một trong số 2 MC điều khiển chương trình ngày hôm nay, và nếu không nhờ các chi tiết đã được tiến sĩ Walter Hoan Nguyễn soạn sẵn thì khó có thể diễn ra một cách suôn sẻ cho buổi lễ.

Chủ đề “Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời” xem ra thật vô cùng thích hợp. Khởi đi bằng phần chào quốc và quân kỳ do các cưụ quân nhân đại điện mọi binh chủng cùng sự cộng tác của nhiều hội đoàn hướng đạo, cảnh sát, tuyên uý và quân đội Mỹ ở địa phương. Theo sau là lễ truy điệu các chiến sĩ VN, HK và đồng minh cùng những người đã bỏ mình vì lý tưởng tự do. Phần đồng tế vong hồn tử sĩ cùng những người đã bỏ xác trong ngục tù CS do quý vị cao niên thực hiện nghe thật thê lương và não ruột. Không khí bao trùm bởi những tiếng nức nở sụt sùi!

Khoảng 1500 người đã có mặt trong hội trường, kể cả các quan khách Việt Mỹ cùng đại diện chính quyền, ông thị trưởng thành phố, quý vị dân cử, đặc biệt là đại diện của những quốc gia đồng minh đã gởi quân tham chiến ở VN. Bà Khúc Minh Thơ đại diện BTC đọc lời chào mừng và tri ân đến những người đã tiếp tay với Hội GĐTNCT và có công vận động cũng như tranh đấu cho tiến trình định cư các cựu TNCT/VNCH, mà đặc biệt nhất là ông Robert Funseth, phụ tá thứ trưởng ngoại giao HK thời bấy giờ. Ông Funseth vì lý do tuổi tác nên không thể có mặt tại Dallas, tuy nhiên qua video, ông đã gởi một thông điệp thăm hỏi thật chân tình đến toàn thể cựụ TNCTVN, đồng thời nhắc lại những nỗ lực và đóng góp tích cực mà bà Khúc Minh Thơ cùng hội GĐTNCTVN đã chung sức với ông để mang đến sự thành công cho chương trình HO.

Phần phát biểu cùng bầy tỏ lòng tri ân của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh có thể được xem là những cảm nghĩ tiêu biểu đại diện cho thế hệ trẻ đối với tập thể QLVNCH nói chung và các vị TNCT nói riêng. Sự hiện diện của KHG Dương Nguyệt Ánh đã được các gia đình TNCT đón nhận một cách nồng nhiệt và thân thiết.

Nữ tài tử Kiều Chinh, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, dân biểu Hubert Võ, cùng đại diện các nước đồng minh, các viên chức chính quyền và quý vị dân cử địa phương cũng lần lượt lên phát biểu ngỏ lời tạ ơn rất chân tình và tha thiết. Tuy nhiên tiết mục giới thiệu “những người tù lâu năm nhất” cùng với phần trao Cờ Vàng cho các quả phụ tử sĩ, kể cả phu nhân các vị tướng đã chết trong tù do nhà văn Huy Phương đảm trách đã làm cả hội trường rơi lệ. Tôi cũng không cầm được nước mắt khi hai phu nhân của cố chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và Lê Trung Trực đã nắm chặt tay tôi để cám ơn về nỗ lực can thiệp cho các con của quý bà được đoàn tụ với Mẹ ở HK. Tôi khóc không phải vì ơn nghĩa mà những “người tử tế” dành cho mình, mà khóc vì đã góp phần đem lại chút hạnh phúc nhỏ nhoi cho những người quả phụ, cả một đời hy sinh cho chồng, cho con và cho quê hương, dân tộc.

Trong quá khứ tôi cũng đã từng nhận được rất nhiều lời cảm ơn tương tự như trên, nhưng không biết mình có xứng đáng hay không, bởi vì thật ra đa số các trường hợp can thiệp được thành công đều phải có sự tiếp tay của chị Khúc Minh Thơ. Thậm chí trong gói hành lý của chuyến đi này, tôi còn mang theo cả một chồng hồ sơ cuả những sĩ quan đã trở về trên chiếc tầu VN Thương Tín để nhờ chị Thơ tiếp tục can thiệp với Bộ Ngoại Giao HK cho các trường hợp cùng hoàn cảnh trớ trêu của họ.

Phần cuối chương trình, cựu dân biểu TNCT Nguyễn Lý Tưởng đã phát biểu cảm tưởng của chính ông cùng thân hữu về công lao của những người vận động lập pháp cho đạo luật HO được thành hình kể cả tu chính án McCain, khiến cho hàng chục ngàn những người con của TNCT đã được đoàn tụ với cha mẹ và xây dựng cuộc đời bên trời tự do. Sau đó ông giới thiệu ban chấp hành lâm thời của Gia Đình Mỹ Việt cùng các con em TNCT và họ đã tặng hoa cho vị đại diện của TNS John McCain có mặt trong buổi lễ thật trang trọng, cảm động và đầy ý nghĩa nói trên.

Khi phần nghi lễ chấm dứt, mọi người đã kéo đến khu vực triển lãm để xem các tài liệu lịch sử cùng những kỷ niệm và hình ảnh của những người tù. Đây là nỗ lực rất to lớn của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân & Việt Nam Cộng Hòa do cựu đại tá Vũ Văn Lộc và cơ quan IRCC tại San Jose đảm trách với sự hy sinh to lớn về cả hai phương diện tài chánh cũng như nhân lực trong mục đích tiếp tay cho hội GĐTNCT thực hiện “Ngày Hội Ngộ Tù Nhân Chính Trị Việt Nam” được thêm hoàn hảo và phong phú.

Nhiếp ảnh gia quân đội lừng danh Nguyễn Ngọc Hạnh, dù tuổi đã cao, nhưng vẫn còn đầy khát vọng, quyết tâm đem các tác phẩm tuyệt vời của ông chia sẻ với các “bạn tù” và công chúng để nói lên những hình ảnh bi hùng của QLVNCH.

Đêm xuống với làn gió mát cuả những ngày đầu Thu ở Dallas. Tôi đến hội trường sớm để cùng với Việt Dzũng chuẩn bị cho buổi trình diễn văn nghệ có một không hai với chủ đề “Ba Hình Ảnh, Một Cuộc Đời” với sự tham dự và đóng góp của những ca sĩ là con của quý vị cựu TNCT. Tất cả đều là những giọng hát đã thành danh và là những tên tuổi hàng đầu của nền âm nhạc VN tại hải ngoại như, Thế Sơn, Băng Tâm, Trần Thái Hoà, Diễm Liên, Như Quỳnh, Nguyên Khang, Hồ Hoàng Yến, Thành Lễ v..v.., bên cạnh những giọng hát trẻ trung Ánh Minh, Đoàn Phi, cùng sự đóng góp cuả các nghệ sĩ thuộc nhóm Gia Đình Mỹ Việt là Randy và Vân Anh cùng nhà vẽ kiểu thời trang Kathy Đặng.

Gần 4000 ngàn người ngồi kín hội trường để nghe tâm sự về hình ảnh và cuộc đời của những người lính chiến oai hùng, rồi trở thành tù nhân chính trị sau cuộc đổi đời tháng Tư, 1975 và bây giờ mang thân phận lưu vong nơi đất khách. Họ cũng có dịp để biết rằng trong khi đang sống trong tù thì ở hải ngoại hầu như ai cũng nhớ đến họ, cũng xót xa và đớn đau không kém, như lời nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã hát trong đêm hôm đó:

Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm ta người ấy ở trong tù.
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết.
Dài lắm không, đằng đẵng mấy muà Thu...

Các bạn ta ơi, bao giờ được thả?
Biết bao giờ ăn được bát cơm tươi,
Được lắng nghe tiếng chim cười,
Biết bao giờ, biết bao giờ, biết bao giờ?

Hoặc như lời trăn trở mà tôi đã viết thay cho các đồng bào ở hải ngoại thời bấy giờ:

Chiều nay có một người di tản buồn.
Gọi anh em, còn ai hay mất ai?
Còn bao nhiều thằng xông pha chiến khu,
Và bao nhiêu nằm trong những lao tù?

Hay cay đắng hơn nữa với Việt Dzũng qua bài “Một Chút Quà Cho Quê Hương”! Ai bảo rằng kẻ ra đi mà không nhớ người ở lại, và lại càng không nên nói, người đi trước đã không tranh đấu hay vận động cho “các bạn ta ơi, bao giờ được thả”? Xin đừng làm chua xót lòng nhau.

Chương trình càng về khuya càng tăng niềm xúc động, nếu Diễm Liên làm chất ngất người nghe với “Người Tình Không Chân Dung” thì Băng Tâm làm tuôn thêm dòng lệ của người tù qua bài “Cái Cò”, diễn tả thân phận cùng sự hy sinh của người Vợ tù, rồi Thế Sơn trong bộ chiến y đã gợi lại trang sử hào hùng với “Người Ở Lại Charlie” và “Anh Không Chết Đâu Anh”!

Đêm đã gần tàn, tâm sự tưởng như đã trút hết cho nhau nhưng bỗng chợt Như Quỳnh lại thay người hải ngoại gởi tâm tình về quê hương trao cho những bà Mẹ già, đang là người dân oan khiếu kiện vì bị lũ con phản phúc, quên đi công lao nuôi nấng nhọc nhằn của Mẹ. Âm thanh của tiếng rên xiết hoà với hình ảnh bà Mẹ già run rẩy đưa tấm bảng đòi lại căn nhà và mảnh đất năm xưa, cộng với giọng hát thiết tha của Như Quỳnh trong nhạc phẩm “Khóc Mẹ Dân Oan” đã tạo niềm cảm xúc tột độ cho tất cả mọi người hiện diện. Trong bầu không khí thật im lặng và lúc mọi người đang chú ý lắng nghe, bỗng có một phụ nữ chạy thẳng lên sân khấu ôm chặt lấy Như Quỳnh và nói “em làm cô cảm động quá, cô đâu ngờ người Việt ở hải ngoại lại có thể chia sẻ tâm tình một cách sâu đậm và tha thiết như vậy đối với những người dân oan ở trong nước hiện nay. Cô chỉ vừa đặt chân đến HK được hơn một tháng, và đây là lần đầu tiên được nghe bài hát này...”

Mọi người ai cũng ngỡ ngàng với cử chỉ bất ngờ của người khách lạ, nhưng sau đó mới biết bà chính là luật sư Bùi Kim Thành, người nữ tù nhân chính trị nổi tiếng vì tranh đấu cho công bình, nhân ái và đòi hỏi quyền lợi của tập thể dân oan ở quê nhà nên đã bị CSVN giam giữ trong nhiều tháng qua. Nhờ sự vận động tích cực của cộng đồng người Việt hải ngoại cùng áp lực quốc tế nên bà đã được trả tự do và bị tống xuất ra khỏi VN, hiện đang sống tỵ nạn tại tiểu bang Texas. Hình ảnh trên cũng đã chấm dứt buổi nhạc hội mang nhiều ý nghiã của “Ngày Hội Ngộ Tù Nhân Chính Trị Việt Nam”. Mọi người chia tay nhau trong những cảm xúc lưu luyến ngậm ngùi và buồn vui lẫn lộn, tôi thấy có nhiều người miệng thì cười rất tươi nhưng tay vẫn đưa lên để gạt dòng lệ chẩy.

Ngày mai Chủ Nhật mùng 5 tháng 10 trước giờ chia tay các cựu TNCT tùy theo tôn giáo, sẽ còn gặp mặt nhau trong các buổi Thánh lễ cầu nguyện tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc cầu siêu tại Chùa Đạo Quang, tất cả đều hướng về những người TNCTVN đã vĩnh viễn ra đi. Riêng tôi phải bay sớm để kịp giờ đến thành phố Seattle hầu tiếp tay với Hội Cứu Trợ TPB VNCH tiểu bang Washington trong một buổi gây quỹ cứu trợ TPB. Ngồi trên phi cơ, tôi thầm cầu nguyện cho toàn thể quý vị cựu TNCTVN, cùng chị Khúc Minh Thơ, ban tổ chức và các thiện nguyện viên được dồi dào sức khoẻ để tiếp tục phục vụ tha nhân và tiếp tục làm những điều tử tế như họ đã và đang thực hiện.

Nam Lộc
Đầu Thu 2008









Chuyen Tu

Bút Ký: Chuyện Tù Nhiều Người Biết

Anh Phương Trần Văn Ngà
30-09-2008

Lời nói đầu của người viết:

Hơn 33 năm đối với đời người quả thật dài. Những vui buồn của ngày tháng cũ trong ký ức theo thời gian dài phải bị xóa nhòa, nhưng, đối với những người chiến sĩ QLVNCH bị gác súng tức tưởi mà kẻ thù chụp cho cái mũ có nhiều "nợ máu với nhân dân và cách mạng", chúng trả thù và hành hạ thật ác độc, đê hèn, làm sao quên được?

Ban Quân Quản Sài Gòn ra lệnh gom hết những người có nhiều nợ máu vào đợt "học tập cải tạo" đầu tiên, sĩ quan cao cấp từ tá đến tướng. Bên chính quyền với những vị công cử đầu não cùng với các vị dân cử trong Quốc Hội, Hội Đồng Tỉnh; các giới chức lãnh đạo các đảng phái chính trị và các tu sĩ có thành tích chống cộng…Sau đó chúng lùa hết quân cán chính VNCH vào rọ. Trại tù cải tạo được thiết lập trên khắp lãnh thổ từ miền cuối Việt Cà Mau đến tận vùng cực bắc Lào Cai, Sơn La..., và cả nước là một nhà tù khổng lồ. Đây quả là một giai đọan lịch sử bi thảm nhất trong hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.

Bài viết này dành cho đặc san Đại Hội Ngày Gia Đình Tù Nhân Chính Trị do bà Khúc Minh Thơ tổ chức tại thành phố Dallas 3 ngày 3 – 4 – 5 tháng 10 năm 2008 và cũng chính bài viết này là dàn bài của tập bút ký: Chuyện Tù Nhiều Người Biết mà tôi đang viết nhằm phơi bày và vạch trần tội ác của chế độc cộng sản Việt Nam đối với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị "ngã ngựa" kể từ ngày 30.4.1975.

Xin mời quý độc giả đọc và suy gẫm, thế hệ chúng tôi phải làm gì để quên quá khứ bi thảm nhất trong cuộc đời của mình…?

Ngoài cái ơn cưu mang của đất nước và chính phủ Hoa Kỳ cho gia đình chúng tôi tỵ nạn CS như hàng triệu người VN khác. Chúng tôi luôn canh cánh trong lòng những người VN đến Hoa Kỳ sớm có cơ hội gióng lên tiếng nói lương tâm để các nhà lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ có thêm lý do chính đáng. Vì vậy, chính phủ Hoa Kỳ đã đòi hòi nhà cầm quyền CSVN sớm trả tự do và đống ý cho những người cựu tù chính trị VN được sang Hoa Kỳ tỵ nạn mà người đứng đầu những ân nhân này của gia đình HO là chị Khúc Minh Thơ vậy.

NHỮNG NGÀY ĐẦU VÀO TÙ

Theo thông báo của kẻ cưỡng chiếm miền Nam từ ngày 30.4.75, những thành phần có nhiều nợ máu phải trình diện 3 ngày 13, 14, 15 tháng 6 năm 1975 (tôi có thể nhớ sai ngày dương lịch), nhưng, chắc chắn là trong 3 ngày trình diện đó có ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch năm Ất Mão, vợ chồng chúng tôi trình diện vào buổi chiều ngày này.

Cư ngụ ở quận 8 nên chúng tôi trình diện một lúc với các anh em khác cùng cấp bậc Thiếu tá ở các quận 6, 7 (hình như có thêm quận 9 mới thành lập không lâu ở bên kia sông Sài Gòn - Thủ Thiêm) tại trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký ở đại lộ Cộng Hòa. Còn những qúy vị khác tùy theo cấp chức trình diện ở các địa điểm khác, hầu hết là các trường học. Thông cáo của kẻ cưỡng chiếm miền Nam nói rõ là chúng tôi phải mang theo tư trang và đóng đủ tiền ăn 1 tháng, khoảng trên 13 ngàn mấy trăm (bằng 1/3 lương của một Thiếu tá. Sau đó, trình diện đi tù đợt 2: sĩ quan từ Đại úy trở xuống đóng tiền ăn 10 ngày…).

Sĩ quan cấp Thiếu tá trình diện ở trường Trung học Pétrus Ký ít hơn các nơi khác, trên dưới 100 người, vì các quận 6,7,8… nằm ở ven đô - Thủ Đô Sài Gòn. Người nữ quân nhân duy nhất tại điểm tập trung này, Thiếu tá Trần Thị Bích Nga, Chỉ Huy Trưởng Trường Xã Hội Quân Đội (trường nằm trong Trại Lê Văn Duyệt của Biệt Khu Thủ Đô). Thật đúng là hoa lạc giữa rừng gươm tua tủa của hai phía ta và địch.

Ngày đầu tiên trình diện, chúng tôi được "cách mạng" cho thưởng thức cách trị bệnh thần sầu quỷ khốc, nằm dài trên ghế học trò, được nhỏ nước tỏi tươi nồng nặc vào hai lỗ mũi. Ngày sau, truớc khi có "lệnh hành quân" chuyển đến trại tù chính , chúng tôi được nhà hàng sang trọng Ngọc Lan Đình ở Chợ Lớn đưa bàn ghế tới, cứ 10 người một bàn như "nhập đại tiệc", có đến 7 món ăn mà chúng ta thường gặp trong các tiệc cưới… Khi nhân viên nhà hàng thân quen Ngọc Lan Đình đến "thết đải", tự dưng tôi chảy nước mắt vì tháng 2 năm 1962, khi tôi được các giáo sư và nhà trường Phước Kiến (266 Đại lộ Khổng Tử, sau đổi tên là trường Phước Đức.Vụ Tết Mậu Thân, trực thăng xạ kích lầm nơi này làm chết và bị thương nhiều sĩ quan cấp tá) tổ chức một bữa tiệc linh đình để tiển đưa tôi nhập ngũ khoá 13 Thủ Đức tại nhà hàng Ngọc Lan Đình. Lúc bấy giờ tôi là Giám học trường trung học này [kể cả học sinh trung tiểu học có (3000 hay 5000 em?), học 2 thứ tiếng Việt và Tàu mà tôi làm Giám học đặc trách về các môn học Việt ngữ, Tiến sĩ Tăng Kim Đông làm Hiệu trưởng, sau TS Đông làm Tổng Trưởng Giáo dục thời Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc]. Tôi được TS Tăng Kim Đông mời phát biểu lời từ giã, sau vài lời cám ơn giáo sư và nhà trường, tôi sực nhớ đến 4 câu thơ xưa của Tàu và lên giọng to:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngọa sa trường quân mạc vấn
Cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi.

Tự nhiên tôi chảy nước mắt và khi đó có một giáo sư người Hoa rất qúy mến tôi, anh cảm kích đọc lại bài thơ này bằng tiếng Hoa (Quan Thoại), cả thực khách đến mấy trăm người dự tiệc như lắng đọng, cảm kích chia xẻ với tôi "cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi". Đó cũng là dấu ấn khó quên trong đời đi dạy học của tôi từ tiểu học đến trung học. Sau hơn 13 năm đi lính, nay cũng chính nhà hàng Ngọc Lan Đình đãi tiển chúng tôi vào một một ngày mai mờ mịt…nên tôi xúc động thật sự. Bài thơ tứ tuyệt ấy lại đến với tôi và câu cuối cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi, 13 năm trước cho đến ngày vào tù, tôi vẫn sống và thăng quan tiến chức. Tôi như thầy bói suy luận, biết đâu câu thơ này sẽ vận vào cuộc đời ở tù của tôi từ đây…

Trình diện "học tập cải tạo", một danh xưng bịp của bọn CSBV mà chúng tôi tự ý đưa thân nạp mạng cho loài quỹ dữ, đúng ngày Tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5 năm Ất Mão (1975).

Hai vợ chồng đèo trên 1 chiếc xe đạp, người tài xế trung thành của bà xã tôi, từ Hóc Môn đạp xe xuống để tiển đưa. Khi chúng tôi mang ba lô vào cổng trường Pétrus Ký, chú Nhuận tên người tài xế thân thương trung thành đó, một tay lái xe, một tay cố kềm đưa chiếc xe đạp thứ hai về nhà. Chúng tôi ở khu lao động, dốc cẫu Chữ Y, đường Hưng Phú - đường đi đến lò heo Chánh Hưng,. Bốn đứa con nhỏ của chúng tôi, từ 3 đến 9 tuổi, được cha mẹ chúng để lại chiếc xe đạp làm phương tiện và là một tài sản sau cuộc đổi đời này.

Viết đến đây, ký ức của tôi bỗng nhiên như thấy cảnh tượng hoang mang, lo sợ, giao động của hơn 33 năm trước như hiện rõ.

Khi Thủ Đô Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, thời mạt vận của chánh thể VNCH đã ập đến nhanh quá. Nỗi nhục nhã ê chề của những người lính từng cầm súng chống quân xâm lược cộng sản Bắc Việt, nay đến thời điểm lâm vào cảnh cá chậu chim lồng. Tất cả chiến sĩ anh hùng của QLVNCH phải buông súng và sống trong cảnh phập phồng. Chúng tôi chờ đợi kẻ thù công bố chính sách đối xử với tù hàng binh mà CSBV rêu rao ra rả hàng ngày trên các hệ thống truyền thông suốt 2 tháng 5 và 6.1975. Sự phập phồng, lo âu như cảnh tượng quân Khơ Me đỏ sau những ngày tiến chiếm Thủ Đô Pnom Penh (Nam Vang) nhốt và giết sạch kẻ thù của chúng. Ý nghĩ này đã xâm nhập vào tâm tư tình cảm của mọi người, một tương lai mờ mịt u buồn, thê lương tràn ngập trong suy nghĩ của từng người từng gia đình mà gia đình chúng tôi cả hai vợ chồng đều là lính, bốn đứa con nhỏ dại sẽ nương tựa vào đâu để sống?.

THÀNH ÔNG NĂM – LIÊN ĐOÀN 5 CÔNG BINH KIẾN TẠO

Một trăm thiếu tá trình diện ở trường Pétrus Ký, khi chuyển đến thành Ông Năm ở Hóc Môn (bản doanh của Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo) được chia thành 2 đội 34 và 35. Tôi ở đội 34, đội 35 có 5 Y sĩ Thiếu tá. Bà Thiếu tá Bích Nga nhập cùng với quý chị cấp tá khác ở đội nữ, cách đội 34, 35 chỉ một con đường và gần sát hàng rào kẽm gai. Hàng ngày, chúng tôi có thể trông thấy nhau dùng ánh mắt chia xẻ sự lo âu sâu xa về tương lai của 4 đứa con nhỏ dại…

Những ngày đầu, nhiều chuyện quan trọng đã xảy ra tại lán của đội 34 và 35 ở trại tù Thành Ông Năm – Hóc Môn:

Chuyện khó tin, nhưng có thật, một tên cán bộ y tá, mặt rỗ khá rõ đến lán đội 34 và 35, tập hợp 5 ông thiếu tá bác sĩ Quân Y, dẫn ra khỏi lán bảo đứng nghiêm, 5 ông là bậc thầy của chúng, nghe tên cán ngố này giảng về vệ sinh phòng bệnh… Hắn dẫn 5 ông bác sĩ tội nghiệp của chúng ta phải đi xem "thanh sát" các đường mương, nhà cầu, cách làm sạch các chỗ này. Chưa hết cán ngố còn chỉ bảo cách chửa bệnh nữa cơ làm 5 ông bác sĩ phe ta cứ ngẫng mặt mà nhìn chịu trận, nín thở qua sông. Về lán, anh bác sĩ Tôn Thất Thận (lớn tuổi nhất trong 5 ông BS) nằm gần tôi, kể lại cho chúng tôi nghe mà cùng nhau cười ngất.

Chuyện mà tôi cũng khó quên, anh Hoàng Xuân Định (hiện ở San Jose), Thiếu tá Quân Cụ, anh em thúc bá với Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, nguyên Tư Lệnh QĐ1 & QK1, đứng ra nhận lãnh chức Trưởng Ban Văn Nghệ của trại tù Thành Ông Năm (Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo do Đại tá Dương Công Liêm làm Liên Đoàn Trưởng). Không biết ai giới thiệu với anh Định, chọn tôi vào ban văn nghệ, xung vào thành phần đóng kịch vì hát xướng, giọng vịt đực của tôi bù trất. Sở dĩ, tôi chấp nhận sự chọn lựa này vì hoàn cảnh bi đát của tôi, vợ chồng đều bị đi tù, ở gần nhau mà chẳng nói được lời nào với nhau. Tôi luôn bị ám ảnh tình cảnh 4 đứa con nhỏ dại làm sao mà sống với bà mẹ vợ già cả và thường bị nhiều thứ bệnh. Hơn nữa, trước khi đi tù, có tin, nhà đang ở của gia đình sẽ có một tiểu đội bộ đội CSBV "xin" được đến đóng chốt, làm sao mẹ vợ của tôi từ chối, các con chúng tôi sẽ chịu cảnh ở chật chội, mất tự do. Tôi cần phải làm cái gì để tạm quên sự lo âu dằn vặt đang ăn sâu vào tâm trí, tôi vào đội văn nghệ để giết thì giờ. Suýt chút nữa, ban văn nghệ của anh Hoàng Xuân Định được cách mạng "chiếu cố" cho vào cùm. Với vỡ hài kịch mà anh Định viết nói về những ngô nghê, ngu dốt của đám khỉ từ rừng mới về Sài Gòn hoa lệ làm cuộc đổi đời, dân chúng từ sung túc xuống bần cùng. Dù anh Định viết rất khéo, nhưng đến buổi phúc khảo, có người trong phe ta làm ăng-ten lập công (nghe anh em kể lại) phân tích tỉ mỉ cái ý nghĩa của vỡ hài kịch "trình" với cán bộ "răng đen mã tấu" ngu dốt "đì" chúng tôi. Nhưng, lúc đó cán bộ cộng sản còn "nới tay" vì mới chiếm Sài Gòn, lòng dân còn nhiều hoang mang và người "tù cải tạo" vừa đóng tiền nhập trại tù chưa lâu nên toán văn nghệ chúng tôi thoát hiểm "trong đường tơ kẽ tóc" chỉ bị cảnh cáo dằn mặt và đuổi về đội.

Chính đội 35 "nổi tiếng" vì có hai chiến sĩ can đảm anh hùng nhất của chúng ta lúc bấy giờ. Ai bị nhốt ở Thành Ông Năm thời điểm đó đều nghe danh 2 Thiếu tá của QLVNCH là anh Quách Hồng Quang, cư ngụ ở vùng cầu Nhị Thiên Đường, Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân ( tôi không nhớ rõ: TĐ 42 hay TĐ 44, có tên là Cọp Xám hay Cọp Ba Đầu Rằn, 2 tiểu đoàn vang danh anh dũng của vùng đồng bằng sông Cửu Long-V4CT, cộng quân khiếp sợ). Người thứ hai là Thiếu tá Phạm Hữu Thịnh, đơn vi cuối thuộc Ban Liên Hợp 4 Bên ở Sài Gòn, anh gốc là An Ninh Quân Đội, cư ngụ ở Dạ Nam Cầu Chữ Y. Cả hai chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã can đảm "trốn trại" đầu tiên, tìm đường vượt thoát khỏi cảnh tù đày nhục nhã vào một đêm có gần nửa vành trăng trên bầu trời. Đây là vụ trốn trại đầu tiên khi CSBV lùa quân cán chính VNCH vào rọ tù của chúng, có thể nói là vô tiền khoáng hậu mà tôi chứng kiến.

Tôi chơi rất thân với hai anh Quang, Thịnh, vốn tôi quen biết anh Quang từ miền Tây, lúc ấy tôi là sĩ quan báo chí của QĐ4 từng theo ông Tướng Tư Lệnh QĐ4 đến thăm viếng đơn vị khi anh Quang còn là Trung đội trưởng. Anh Thịnh ở phía bên kia cầu Chữ Y, gia đình tôi ở phía bên này cầu Chữ Y, cả hai anh đều nhỏ hơn tôi 5-6 tuổi và tốt nghiệp trường Sĩ Quan Thủ Đức sau tôi nhiều khóa. Hai anh Thiếu tá trẻ này xem tôi là niên trưởng, năm 1975, tôi đã qua tuổi 40.

Trước khi thực hiện chuyện phi thường, liều lĩnh, anh Quang bị đau liên tiếp nhiều ngày, tôi có tặng nhiều viên thuốc cảm và trị sốt rét mà anh Quang cần. Còn anh Thịnh, hàng ngày mải mê tập thể dục, anh Thịnh còn tự chế một cái tạ để tập, hai tay của anh cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Một lần, tôi hỏi, anh Thịnh nói tôi tập tạ nhằm luyện cho thật khỏe 2 tay để có ngày sử dụng và ngày ấy là ngày N, giờ G, giờ định mạng của cả hai anh Quang và Thịnh?.

Khoảng từ 12 giờ khuya đến 2 giờ sáng của một đêm có mưa lất phất, trên nền trời và cảnh vật, ánh trăng sáng lờ mờ, hai anh Thịnh và Quang đi ra hướng cầu tiêu ở gần hàng rào kẽm gai, chọn thời điểm thích hợp này thực hiện cuộc vượt thoát. Nhiều tiếng súng nổ vang trong đêm khuya vắng lặng và tiếng kẻng báo động vang dội khắp nơi xa gần, đánh thức mọi người. Tôi choàng ngồi dậy bước ra cửa coi xem có chuyện gì xảy ra, lính tráng đơn vị canh gác trại tù này, rầm rập chạy với súng cầm tay la hét om sòm, bảo phải tắt đèn và mọi người ở trong lán không được đi ra ngoài…

Sáng hôm sau, cán bộ quản giáo cho biết có 2 anh trốn trại thuộc đội 35, một anh bị bắn chết tại vòng rào trại, một anh bị thương và bị bắt đang nằm ở y xá. Trong những ngày kế tiếp, chuyện trốn trại của 2 anh Quang, Thịnh đã được sáng rõ thêm. Khi quản giáo hỏi đội 34 và 35 có anh nào đem thức ăn cho anh Thịnh đang bị thương, không ai lên tiếng. Tôi tình nguyện mang thức ăn chánh thức của trại đến tiếp tế cho anh Phạm Hữu Thịnh. Sau khi mỗ lấy viên đạn còn ghim trong người ra, nay hồi tĩnh, anh Thịnh lại bị nhốt trong 1 connex, để gần chòi gác, còn bi thảm hơn, ngày thì nóng như thiêu như đốt, đêm khuya lạnh lẽo đến tận xương tủy. Mỗi lần đưa thức ăn đến anh Thịnh, trong đầu, tôi xếp sẵn những câu hỏi, phải thật nhanh và ngắn gọn vì lính gác trên chòi canh lúc nào cũng nhìn theo dõi tôi khi mang thức ăn đến connex. Nhờ vậy, tôi biết được khá nhiều về gia cảnh Thịnh, anh còn bà mẹ già, vợ anh gốc người Hoa. Anh Thịnh còn cho biết sở dĩ anh bị bắn trọng thương vì anh quay lại cứu bạn mình, anh Quang, quần áo đang bị vướng dây kẽm gai mà anh gỡ ra còn nhùng nhằng. Lính gác trên chòi canh phát hiện bắn anh Quang nhiều phát đạn, anh bị thương và nằm dán chặt vào hàng rào. Trong khi anh Thịnh đã chạy đến cây mít (chúng tôi thường thấy các chị ở Sài Gòn lên kiếm thăm chồng? đứng lấp ló ở khu cây mít này), cách hàng rào trại chừng trăm mét. Vừa tới hàng rào dây kẽm gai, anh Thịnh nghe tiếng súng nổ liên hồi vội quay lưng chạy và một viên đạn cấm vào lưng anh, té qụy. Theo lời anh Thịnh kể vắn tắt, anh Quang chỉ bị thương còn sống và cái áo của anh còn dính với mấy móc kẽm gai, đám cán độ trại đến nả bồi thêm vài tràng đạn nữa, kết liễu đời oanh liệt của một chiến sĩ BĐQ ưu tú can trường QLVNCH, Quách Hồng Quang, lúc nào 2 chữ sát cộng cũng đến với binh chủng anh dũng này.

Nếu gia đình chị Thịnh may mắn được sang định cư ở Hoa Kỳ, xin liên lạc, tôi kể lại những ngày cuối cùng của anh Thịnh từ Thành Ông Năm ở Hóc Môn cho đến trước 1 ngày anh Thịnh bị xử bắn tại trại Suối Máu - Biên Hòa mà tôi "làm gan" trò chuyện với anh đang ngồi hớt tóc. Anh Thịnh linh cảm sẽ khó sống vì đám cán bộ chấp cung thường tỏ vẽ muốn giết anh để dằn mặt đám tù còn lại. Anh Thịnh còn nhân mạnh với tôi, CSBV tàn ác lắm, chúng muốn giết anh, khi mỗ lấy đạn không có thuốc tê, thuốc mê gì cả. Anh đau đớn quá chết ngất không còn biết gì nữa, chúng muốn làm gì thì làm, may mà anh còn sống đến ngày bị xử bắn ( Email của tôi: tranvannga@hotmail.com & Tel: 916.427.6638).

Thành Ông Năm ở quận Hóc Môn, trại tù đầu tiên đã nhốt chúng tôi, nhưng trại này chỉ là trạm trung chuyển, sau mấy tháng lại chuyển tất cả bò tứ, bò ngũ (thiếu tá, trung tá) về Suối Máu. Đây là doanh trại của Trung tâm giam giũ tù phiến cộng của Quân Khu 3 để trao trả với phía bên kia.

Cũng chính trại tù Thành Ông Năm, sau ngày ra tù, một bác sĩ Quân Y/QLVNCH, Y sĩ thiếu tá Trần Đông A, đã làm cho nhà cầm quyền cộng sản khiếp phục vì tài mổ 1 cặp song sinh dính lại mà nhiều nước, lúc bây giờ, thập niên 80 không dám mõ tách ra. BS Trần Đông A nhờ đào tạo dưới chánh thể VNCH đã tiến hành ca mỗ thành công và đến nay BS Trần Đông A vẫn là một trong những bác sĩ giỏi và nổi tiếng nhất của Việt Nam.

TRẠI TÙ SUỐI MÁU

Từ Thành Ông Năm ở Hóc Môn chuyển về Suối Máu, con đường dài 40-50 cây số, với đoàn xe quân sự có hộ tống nghiêm chỉnh, theo lẽ di chuyển một tiếng hay tối đa 2 tiếng đồng hồ là đến nơi rồi. Đàng này, chúng tôi phải "khẩn trương" tập hợp hành quân từ 6-7 giờ tối mãi đến hơn 7 giờ sáng hôm sau mới trại Suối Máu – Biên Hòa. Mỗi lần di chuyển là mỗi lần chúng tôi bị "bầm vập" thể xác và tinh thần. Chúng dồn nén đám tù này như con vật, một chiếc xe tải Molotova nhét cả 1 đội 50 người cùng với đồ đoàng lỉnh kỉnh, chen chúc ngồi bó rọ, dẫm trên chân trên người nhau. Các xe đều bỏ bạt phủ kín, không đủ không khí để thở, chỉ một cái đánh rấm của một anh nào đó kể như mọi người lãnh đủ cái mùi khó chịu không ai thích.

Lần chuyển trại đầu tiên, từ trường Trung học Pétrus Ký chuyển đến Thành Ông Năm ở Hóc Môn, chúng tôi đã lãnh đủ cái cơ cực khổ sở của cái vụ chuyển trại bi thảm này. Được lệnh hành quân khẩn trương, từ 9 giờ tối đã có tiếng tu-hít (còi) thổi gọi tập họp mọi người. Từ trường Pétrus Ký đến Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo, mười mấy hai chục cây số. Cái dễ sợ nhất là mỗi đội chúng tôi bị nhốt trong một chiếc xe bít bùng, tiểu tiện phải đi trong quần vì từ 9 giờ tối đã lên xe, hành quân kiểu gì không biết của đám khỉ học làm người, mãi đến 6 giờ sáng mới tới Thành Ông Năm ở Hóc Môn.

Tại Suối Máu, tưởng tôi đã "bỏ mạng sa trường" vì cái bệnh kiết lỵ.

Xin nhắc lại, tôi từ giã ông Yamoto "đi cải tạo", khoảng giữa tháng 5.1975, ông là Trưởng văn phòng nhật báo Asahi (Asahi Shimbun) tại Sài Gòn, một tờ báo lớn của người Nhật, có số phát hành gần 10 triệu số mỗi ngày. Tôi đã cộng tác với ông Yamoto trên 3 năm, qua tài liệu, ông đã hiểu hơn tôi về chế độ "tù cải tạo", ông biếu tôi vài trăm đô và đặc biệt tặng 2 "túi cứu thương" để tôi dấn thân vào cõi chết mà ông chỉ nói úp mở. Lúc bấy giờ, thời chiến cực kỳ khốc liệt, mỗi ký giả ngoại quốc ở Sài Gòn, gọi là ký giả chiến trường, đều kè kè bên mình một túi cứu thương, gồm đủ các thứ thuốc, trong đó có nhiều thuốc trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy…May mắn cho tôi, ông Yamoto và người phụ tá của ông có 2 túi cứu thương, ông tặng hết. Nhờ có nhiều thuốc nên ở trong trại tù, nhiều bác sĩ phe ta khám bệnh cho anh em, biết tôi có thuốc tốt, phụ nhĩ với bệnh nhân, đến tìm anh Ngà xin thuốc, tôi trở thành dược sĩ bất đắc dĩ mà chẳng cần học trường Dược ngày nào.

Khi tôi bị bệnh kiết lỵ ngặt nghèo, từ cầu lê lết về đến lán, tôi bước lên thềm không nổi phải bò mới vào được chỗ nằm và vận dụng hết sức lực còn lại mở túí balô lấy thuốc trụ sinh trị kiết lỵ uống 2 lần từ tối đến khuya, tôi không đi cầu nữa.

Tại trại Suối Máu, tôi gặp anh Phạm Đăng Có, Thiếu tá Quân Cảnh, Chỉ huy trưởng trại giam tù phiến cộng này. Anh Có là em ruột của Đại tá Phạm Đăng Tấn (đã từ trần cách nay chừng 4 năm ở Virginia, vợ chồng tôi có đến phúng viếng, tiển đưa), nguyên là Tham Mưu Trưởng QĐ4 & V4CT thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh, đó là hai ông sếp lớn của tôi. Người anh kế của anh Có là Trung tá An Ninh Quân Đội Phạm Đăng Năng, có vợ là bạn học với tôi ở Châu Đốc (anh Năng hiện còn ở VN). Anh Có rù rì với tôi, tụi VC này ác quá, hồi tôi làm sếp ở đây, đám cán binh của chúng được nằm giường sắt 2 tầng đàng hoàng, nay chúng cho bọn mình ăn chay nằm đất.

Tại trại Suối Máu, trước ngày lên đường đi ra miền Bắc "xã hội chủ nghĩa" chúng tôi gồm bò tứ và bò ngũ, được học tập chính sách "khoan hồng nhân đạo" 12 điểm của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để thông suốt mà hồ hởi phấn khởi ra miền Bắc nghèo mạt rệp. Cũng chính lúc này, một tòa án quân sự của quân khu 7 VC được thiết đặt, gần cổng ra vào trại. Cán bộ trại bắt loa gọi anh em "trại viên" lắng nghe theo dõi buổi xử án 2 người trốn trại, có trực tiếp truyền thanh. Mỗi đội phải cắt cử 2 người (thường là đội trưởng và đội phó) đi tham dự phiên xử anh Phạm Hữu Thịnh và một anh Thiếu tá nữa (quên tên) là Trưởng phòng nhì Tiểu khu Định Tường cũng trốn trại. Anh này trốn được ra khỏi trại Suối Máu, đi xe đò bị chận bắt ở một chốt kiểm soát nào đó, chưa về tới Sài Gòn. Chúng tôi đang ngồi nghe ngóng, phiên xử khai mạc, nghe rất rõ, khi gọi tên anh Trưởng phòng nhì TK Định Tường ra xử. Sau khi luận tội và kêu án tử hình, vẫn trong tư thế bị còng 2 tay, anh chiến sĩ anh hùng của chúng ta hô lớn đả đảo cộng sản trước tòa, anh vừa mới nói đả đảo tiếp theo chắc là đả đảo hồ chí minh. Hai tên bộ đội dùng tay bịt miệng và sau đó anh bị nhét giẻ vào miệng, kéo sền sệt ra khỏi phòng. Chừng 2 phút sau nghe tiếng súng AK nổ một loạt mà anh em có tham dự chứng kiến từ đầu. Trong lúc đó, bất ngờ, dù còn nắng trời đổ mưa như sụt sùi khóc cho một chiến sĩ anh hùng của QLVNCH bị giết dã man trước họng súng của quân xâm lược. Được biết, đám cán binh VC không lôi anh chiến sĩ anh hùng này đến pháp trường cát đã thiết đặt trước mà chúng bắn anh khi ra khỏi nơi xét xử trước một ụ đất . Buổi chiều, bọn xét xử, rút kinh nghiệm buổi sáng, khi chúng luận tội, anh Phạm Hữu Thịnh bị nhét giẽ đầy miệng không cho nói lời nào và đưa đến pháp trường cát kết liễu đời anh, tội nghiệp anh Thịnh bị hành hạ đày đọa mấy tháng trong connex, thân hình tiều tuỵ, da bọc xương tái méc, nhưng sắc mặt anh vẫn bình thản, lạnh lùng và vui vẻ khi tôi hỏi chuyện.

Cộng quân đã đem xử bắn 2 anh em của chúng ta để dằn mặt đám tù còn lại, trốn trại bắt được là xử bắn, không có khoan hồng nhân đạo gì ráo trọi.

CHUYẾN TÀU THỦY RA BẮC

Qua 2 lần chuyển trại trước đây, nay lại chuyển trại lần nữa vào đêm 10 tháng 6 năm 1976, nghĩa là sau 1 năm chúng tôi nằm tù cộng sản ở miền Nam. Nay lại ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa mạt rệp, cũng tập họp từ 7 giờ tối, bị kiểm tra tư trang, chúng tịch thu vô số đồ dùng cũng như thuốc men của anh em chúng tôi. Khoảng 10 giờ tối, chúng tôi được dồn lên xe chật ních cũng như 2 lần chuyển trại trước, mãi đến 6 giờ sáng mới bị dẫn xuống tàu nhỏ, cũ kỹ bẩn thỉu, loại tàu chở vật dụng, heo, trâu, bò…đậu tại tân cảng Sài Gòn, gần cầu Sài Gòn, trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa.

Mỗi chiếc tàu loại nhỏ đó chỉ chở 5-7 chục người là nhiều, đàng này chúng dồn hình như xấp xỉ 3 trăm người vì chúng tôi chỉ nhìn thấy đầu đen và người nào người nấy, ở trần trùn trục, mặc vỏn vẹn chiếc quần đùi mà ngồi chen chúc chịu trận vì không có đủ chỗ nằm. Tôi mạo hiểm lấy ra một cái võng tự chế khi còn ở Hóc Môn, leo lên thành tàu cao hơn 2 mét mới có chỗ buộc dây 2 đầu căng võng nằm, còn ở sàn tàu, không ai có thể đặt lưng nằm được. Bắt chước làm theo tôi có đến cả chục người nữa mà đám bộ đội áp tải không nói năng gì.

Cái khổ nhất trần gian lúc bấy giờ là đi tiểu tiện trong 2 cái thùng thiếc miệng tròn dành cho mấy trăm người. Mỗi ngày, từ trên boong tàu mở nắp ra, thòng dây xuống để chúng tôi buộc vào thùng phân và nước tiểu lần lượt kéo lên. Vì ở trên cao, cách hơn 5-6 mét, cái thùng lại nặng, 2 tên bộ độ ì ạch kéo lên khơi khơi, làm chiếc thùng đầy lượn đảo qua lại bắn nước dơ tung toé, rơi xuống trúng người nào người đó chỉ biết kêu trời, lãnh đủ, nước không đủ uống làm sao mà có nước rữa nên phải "khắc phục". Mỗi lần xếp hàng chờ "lấy tài" để tống hai cái của nợ, mất vài tiếng như chơi. Rủi hơn nữa tới phiên mình được phép trút cái nợ đời ra là lúc chiếc thùng đầy ắp, còn chỗ đâu mà chứa, đành gọi khan cổ xin kéo thùng lên. Chờ "bề trên" trông xuống hỏi lý do gì mà kêu cứu, họ mới thòng dây xuống kéo thùng lên, đồ phế thải dơ bẩn đó phải đổ xuống biển, còn rữa nữa mới thòng thùng xuống lại, thêm một lần nữa, thùng mới rữa lại văng nước tung toé. Anh em có dịp la lên chí choé, nhưng nước văng lần này tương đối " thơm tho" hơn lần trước từ dưới kéo lên. Trong 4 ngày ở dưới hầm tàu này, có nhiều lần vì đợi tới phiên lâu quá, tôi lại không đi cầu được, đành rút lui để cho người khác làm "nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa".

Sau 4 ngày ngất ngư con tàu đi, nhiều người bị say sóng ói mữa tới mật xanh, may cho tôi, thể trạng tốt không bị ói mữa nên đở tiều tụy hơn nhiều anh em khác. Cũng vì cái còn khỏe đó mà tôi lãnh cái búa tạ, khi tàu cặp bến Vĩnh Linh - Đồng Hới, tôi được một thằng bạn mắc dịch lớn giọng đề cử tôi làm Đội trưởng để "quản lý" anh em trên toa xe lửa khi có 1 tên bộ đội bảo anh em đề cử đội trưởng.

CHUYẾN TÀU HỎA ĐỊNH MỆNH TRÊN ĐẤT BẮC

Trời đã bắt đầu tối, từng chiếc tàu cặp bến cầu, đổ người lên đông nghẹt, xếp hàng đôi "2 hàng dọc, đàng trước thẳng" lần lượt tiến bước có 4-5 con chó trận vừa sủa vừa dẫn đầu. Đèn dầu, đuốc được các người dân nghèo khổ cầm đứng 2 bên đường với các tên du kích cầm súng trường CKC có gắn lưỡi lê sáng loáng như hù dọa đám tù đói khổ đang lê lết từng bước nặng nề, sau 4 ngày nổi trôi lênh đênh trên sóng biển. Không biết họ đứng trên con đường này bao lâu để "chào đón" chúng tôi. Họ nói chuyện râm rang, bàn tán, chữi đổng… rất ồn ào, bọn tù chúng tôi uể oải, mệt lã, lầm lũi bước đi như kẻ không hồn. Đến ga xe lửa, cứ 50 người lên 1 wagon (toa), hàng mấy chục cái toa, loại toa tàu lửa để chở súc vật, đồ đạc, không có ghế ngồi và hoàn toàn kín mít, không có một cái cửa sổ nhỏ nào cả, 50 người ngồi bó gối chen chúc nhau. Tôi nhận chân được cái văn minh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đường rầy xe lửa quá cũ kỹ từ thời Pháp thuộc để lại, những thanh sắt ngang, nay biến đâu mất tiêu, chắc cán bộ hỏa xa gỡ đem đi bán sắt vụn để "cải thiện' đời sống. Thay những thanh sắt ngang bằng những thanh gỗ, khi bánh xe cán lên nghe âm thanh phập phình, khập khểnh, chúng tôi có cảm tưởng đường rầy sẽ "banh xà rông" và tàu hỏa sẽ trật bánh, đưa bao nhiêu con người cùng khổ xuống sông, xuống ruộng… Tàu hỏa chạy suốt đêm, đến gần trưa tới Nam Định, ngôi giáo đường Công Giáo giữa thị xã Nam Định loang lổ phong sương như các tín hữu của tôn giáo này đã từng bị chế độ cộng sản vùi dập không thương tiếc.

Vì tôi là "xếp" toa này, nên được ngồi ngay cửa lên xuống mở hé, có 2 tên bộ đội ngồi chỉa súng ra ngoài, đó là ân huệ và cũng cái khổ cho tôi. Đến trưa, trời tháng 5 âm lịch, miền Bắc nóng khủng khiếp, hôm ấy có thể đến 100 độ F hay cao hơn, toa tàu đóng kín, qua khỏi Nam Định 2 tên bộ đội biến đâu mất và cửa này hoàn toàn bị đóng khóa chặt ở ngoài. 50 anh em chúng tôi mồ hôi mồ kê vã ra như tắm, có người ngất xỉu vì thiếu oxy. Tôi nảy ra sang kiến kêu gọi anh em nào có vật gì bén nhọn như cọng dây kẽm… ngồi xuống nạy các khe gỗ ở sàn tàu, may ra có kẻ hở để gió lọt vào mà thở.

May quá, trong balô của tôi còn sót một cái lưỡi cưa nhỏ xíu và cọng thép dài hơn 1 tấc mà khi còn ở Hóc Môn, tôi dùng trong việc chạm trỗ trên các cái lược bằng nhôm, đám cán binh xét tới xét lui, tịch thu biết bao cái "của quý" loại này rồi, nay còn sót 2 món bảo bối quý hiếm đó. Tôi miệt mài khơi cạy chừng 10 phút , tàu lửa ngừng lại một ga xép để nhận tiếp tế và tù được nhận 1 thùng nước để uống mà đội trưởng nhảy xuống toa tàu, khi 1 tên bộ đội đến mở cửa, phải chạy thật nhanh mang thùng nước về. Khi tôi ra khỏi toa, tên bộ đội lại khóa cửa, anh em luân phiên cạy, nạy, móc ra từng mảnh rác nhỏ, đất cát… và may mắn có luồng gió mát thổi vào khi tôi mang thùng nước nặng 20 lít đưa lên tàu vừa lúc tiếng còi tàu ré lên, từ từ lăn bánh. Anh em mừng quá vừa có nước uống đở khát vừa có luồng gió mát thổi vào một cái khe nhỏ bằng đầu chiếc đủa và dài hơn 1 tấc, gặp thanh gỗ bắt ngang nên tắt tị không "khựi" thêm được nữa. Bây giờ là cái khổ của người đội trưởng, ai cũng cần khí trời để thở cho khỏe nên anh em khó nhường nhau mà người đau yếu, nhất là các anh bị suyễn kinh niên ốm yếu chỉ nằm chờ chết, làm sao chen giành lại với các anh khỏe hơn?. Tôi bèn có quyết định, lựa 4 anh to con như tôi hoặc to khỏe hơn tôi, ngồi chung quanh cái lỗ thông hơi cứu tinh này. Ai ngất xỉu được ưu tiên chuyển tới lỗ thông hơi hít thở vài phút, nhường chỗ cho anh khác tới thay. Nhờ anh em toàn là cấp chỉ huy cũ nên dễ thông cảm và tự thấy mỗi người có trách nhiệm giúp đở nhau trong cảnh cùng cực này. Dù vậy, càng về trưa, càng oi bức mà trời lại đứng gió nên có nhiều anh em ngất xỉu, tôi phải vỗ cửa bình bịch kêu cứu khi xe ngừng lại tại một ga nào đó. Nhiệm vụ của đội trưởng là phải dìu hay phải cõng anh bị xỉu chạy nhanh đến toa cấp cứu. Toa này chỉ là toa có nhiều cửa mở toang 2 tên bộ đội ngồi ghìm súng trên đó, anh nào may mắn được đưa đến đây đều được thoát chết vì được thở không khí ở ngoài tràn vào. Tôi gặp một anh bò ngũ thân quen đang nằm tại đây và anh cho biết Trung tá Ngô Văn Hùng, Trưởng Khối Kế Hoạch Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đã tắt thở, không đưa kịp đến toa cấp cứu này và xác anh ấy bộ đội áp tải cho khiên xuống rồi, cách đây 1 trạm. Tôi vốn quen biết Trung tá Hùng, vì khi ông đi làm đều phải đi ngang qua Khối Thông Tin Giao Tế mà tôi đang phục vụ, ở số 2 ter Đại lộ Thống Nhất – Sài Gòn. Sau này, tôi nghe còn có thêm vài bò tứ hay bò ngũ cũng qua đời trong chuyến tàu lửa định mệnh này. Nhờ những cái chết oan khiên của các anh ấy mà từ đó về sau khi chạy ngang Hà Nội cho tới ga cuối cùng Yên Bái, các cửa lên xuống đều được mở toang để có không khí lùa vào toa. Nhiệm vụ đội trưởng quá vất vả của tôi cũng chấm dứt tại bến phà Âu Lâu của tỉnh Yên Bái, sau đúng 1 ngày 2 đêm "nhậm chức".

ĐƯỜNG LÊN SƠN LA GIAN KHỔ

Đến nhà ga Yên Bái gần sáng, ngày 16.6.76, bên nây bến phà Âu Lâu, chúng tôi được lùa đi cũng 2 hàng dọc đàng trước bước. Cán bộ giữ tù thông báo: Các anh được nhân dân địa phương đón tiếp và mời các anh uống nước vối cho mát để tiếp tục cuộc hành quân đến các trại. Hai bên vệ đường, có nhiều thùng nước vối đang còn lửa cháy phừng phực. Trong đời, lần đầu tiên tôi được thưởng thức nước vối có mùi khói phảng phất của đất Bắc, uống vào chả ra làm sao và tôi ao uớc nếu có một chén nước trà nóng trong đêm buồn thảm này uống chắc đả, phê lắm. Đi bộ xuống phà, nghe nhiều tiếng gà gáy sáng xa xa, báo hiệu một ngày mới nhục nhã và gian khổ đang chờ đón.

Lên bến bên kia thuộc địa phận khác, có nhiều đoàn xe molotova chờ sẵn, những người lính áp giải không phân biệt đội nào, cứ lùa tù lên đầy xe là được, hàng trăm xe lăn bánh đưa chúng tôi người về Hoàng Liên Sơn, người lên Sơn La, mãi đến chiều, tôi đến Sơn La, rừng núi ngút ngàn bất tận, đúng ngày 16.6.1976. Sau gần 6 ngày hành quân kỳ cục và khổ nhọc nhất, tôi đã nhận rõ tương lai mờ mịt của những người tù bị lưu đày lên xứ "nước Sơn La ma Hòa Bình", đã đến đây chắc khó trở về sum họp với vợ con?.

Đoàn xe tù chúng tôi chừng vài chục chiếc, ước đoán cả 5-6 trăm người được đưa đến tận chân núi, nơi có 2 nhà tù lớn do Pháp khoét sâu vào vách núi, xây mấy chục năm trước để nhốt tù chánh trị. Sau này CSBV nhốt tù binh Mỹ và Đại Hàn mà vết tích còn ghi trên vách đá, nay nhốt chúng tôi. Trong đoàn tù này gồm toàn bò tứ, bò ngũ bên Quân Đội, bổng dưng có một xe toàn bò tam cũng đổ xuống , ngành cảnh sát đặc biệt, làm thành một đội riêng.

Chừng 2 tuần sau nhiều đợt tù kế tiếp được chuyển tới và tiếp tục chuyển tới nữa mà đa số là những anh em thuộc quân khu 9 của cộng sản, ở miền Tây. Chuyển từ Cần Thơ ra đây và nhiều anh em cấp đại úy trở xuống trình diện đợt 2 ở Sài Gòn cũng được chuyển đến xã Mường Cơi này, nơi mà không có đủ nước sinh hoạt hàng ngày cho cả chục ngàn tù binh mà CSBV gọi chúng tôi khi mới đặt chân lên xứ này.

Đợt tù đầu tiên đến đây lại gặp gần 100 anh em tù bị bắt từ mùa hè đỏ lửa 1972, ở trận Hạ Lào và đặc biệt có Trung tá Khương, Chỉ Huy Trưởng BCH Tiếp Vận V1CT bị bắt hồi Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Tình cờ, trong khi tôi đi lao động cất nhà mới để đón tiếp các anh em chuyển ra sau, gặp lại anh Nguyễn Văn Thuế, Thiếu tá Pháo Binh cùng học với tôi tại trường Sinh Ngữ Quân Đội ở đường Nguyễn Văn Tráng Sài Gòn, cuối thập niên 60 để chuẩn bị đi du học Hoa Kỳ, khi đó chúng tôi còn đeo lon Đại úy. Anh Nguyễn Văn Thuế bị bắt lọai hàng binh trong mùa hè đỏ lửa 1972 được CSBV cho ăn bánh vẽ, nghe nói cũng "le lói" trong hàng ngũ bộ đội CSBV cũng đeo "quân hàm" thiếu tá… Sau xin đổi qua diện tù binh để được trao trả theo Hiệp Định Ba Lê nên bị cộng sản đì, không những không trao trả mà còn bị nhốt tù để cùng với những anh em khác cất thêm trại chờ đón chúng tôi.

Một chuyện hi hữu và thương tâm làm nhiều anh em chúng tôi không cầm được nước mắt. Một anh Trung tá (quên tên) cùng ở một nhà với nhà thơ Hoàng Ngọc Liên, Tô Kiều Ngân, Văn Quang ở bên kia hàng rào, nhà bên này, nằm cạnh tôi có nhà báo Phan Lạc Phúc (đang ở Úc), chúng tôi chứng kiến một cuộc trùng phùng hi hữu giũa hai bố con truớc cỗng trại. Khi chúng tôi xếp hàng ra ngoài lao động "đốn tre đẵn gỗ trên rừng", anh Trung tá gặp lại đứa con trai yêu quý của anh, cấp bậc Thiếu úy đã bị ghi nhận là mất tích trong một trận chiến mùa hè đỏ lửa 72, nay lù lù xuất hiện nhận diện được cha mình cùng đang ở tù chung trại.

Cũng tại trại Sơn La này, người tù chết đầu tiên là nhạc sĩ Thục Vũ, tôi lại quên tên, anh là Trung Tá làm Trưởng khối Chiến Tranh Chính Trị ở Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ hay là Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, anh chết vì đau và sau khi hút được 1 điếu thuốc lào thoải mái, anh thanh thản ra đi. Người chết kế tiếp cũng tại K1 có 2 nhà tù đá kiên cố này là anh Trung tá Tường, nguyên Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ mà tôi gặp anh hàng ngày khi chúng tôi cùng làm việc tại đây. Anh Tường chết vì uống thuốc tự tử, anh chán đời, chán cảnh tù khổ sai không biết ngày nào được thả ra…

Trại tù Sơn La, khi chúng tôi đến "tạm trú" đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 2 nhà đá có từ trước. Với chừng 100 anh em tù cũ gồm có Biệt Kích nhảy ra Bắc bị bắt hàng chục năm trước còn sống sót cùng với anh em bị bắt vào mùa hè đỏ 1972, cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào, cấp bậc từ hạ sĩ quan đến Trung úy, cấp cao nhứt là Trung tá Khương bị bắt 1968 tại Huế. Chính toán tiền đạo tù cũ hướng dẫn anh em chúng tôi cách "lao động xã hội chủ nghĩa" cất thêm doanh trại mới để nhốt tù lần lượt sẽ được chuyển tới từ trong Nam ra tiếp, trong phạm vi chừng 10 cây số vuông. Liên trại 2 Sơn La lúc cao điểm có đến 6 trại được phân định nhốt tù rõ rệt từng cấp bậc. Khu nhà đá gọi là K1, ở sâu trong núi "chuyên trị" nhốt tù có cấp bậc cao nhất ở đây là Trung Tá, K5 ở đồi chè Mường Cơi, gần đường lộ chính lên hướng huyện Phù Yên, gồm toàn bò tam và K6 nhốt toàn bò tứ trong đó có tôi, K6 cũng nằm gần trục lộ chính huyết mạch của tỉnh Sơn La. Còn K2, 3, 4 mới cất vội vã sau này nhốt các anh em ở các trại giam từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tập trung tại các trại giam Cần Thơ và từ đó chuyển đến Sơn La. Tội nghiệp cho các anh em này đến Sơn La cũng là nơi trung chuyển để Liên trại ở Hoàng Liên Sơn cất thêm đủ chỗ, các trại K 2,3,4 của Sơn La sẽ chuyển về đó. Ở tù cộng sản, trại nào cũng khổ, nhưng mỗi trại tù có cái khổ nhiều ít khác nhau. Các anh ở miền Tây chuyển trại liên tục và đường lại xa hơn chắc chắn mệt khổ hơn chúng tôi từ Sài Gòn lên thẳng Sơn La.

TRẠI TÙ HỒNG CA-YÊN BÁI

Chuyện ở tù cộng sản, chúng ta viết hoài viết mãi cho đến chết cũng chưa có thể chấm hết được. Có đến 1001 chuyện khổ nhục về sự đối xử dã man tàn bạo của chế độ lao tù CS, cùng hung cực ác dành cho những người ngã ngựa của chính thể VNCH.

Đến năm 1978, có tin Trung cộng sẽ dạy cho CSBV một bài học, như chúng ta biết hồng quân TC đã xua hàng chục sư đoàn bộ chiến cùng với không yễm và pháo yễm đã tấn công vào các tỉnh cực bắc VN, giáp biên giới TC vào năm 1979. Ba trại 1, 5 và 6 ở Sơn La đã có lệnh "di tản chiến thuật" trước từ gần cuối năm 1978. Một nửa trại 6 chúng tôi được chuyển về trại Hồng Ca-Yên Bái do công an quản lý. Đó cũng là thời điểm, chúng tôi được chuyển sang diện tù thường không còn là diện tù binh như chúng tôi đến Sơn La được học tập chính sách 8 điểm của bộ đội cộng sản đối với tù hàng binh.

Chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt. Bộ đội quản lý trại tù có phần dễ dãi đôi chút hơn là đám công an dùng kỹ luật sắt đối với chúng tôi, mỗi lần di chuyển bằng xe thì 2 người bị chúng khóa chung 1 cái còng số 8, còn bên bộ đội khi chuyển từ Nam ra Bắc không bị còng, ngoài trừ quý vị đi bằng máy bay. Tiêu chuẩn ăn uống hàng tháng bị công an xén bớt, ăn sắn quanh năm thay cơm. Chính sắn tươi quy ra gạo cũng bị công an tính gian lận. Thí dụ 1 ký gạo ở bên bộ đội quy ra thành 4 ký sắn tươi hoặc 2 ký sắn lát khô. Còn bên công an cứ 3 ký sắn tươi quy ra 1 ký gạo, có nơi công an chỉ tính có 2 hoặc 2 ký rưỡi sắn tươi thành 1 ký gạo, còn sắn lát khô, cứ 1 cân (ký) quy ra thành 1 cân gạo. Tiêu chuẩn về cung cấp đường, thuốc lá, thuốc lào bên công an cũng rút bớt của tù để chúng bồi dưỡng hoặc mua bán đổi chác với các hợp tác xã trong vùng.

Tóm lại, tại các trại tù do công an quản lý bắt người tù lao động cật lực chết bỏ, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm và có thể lao động cả ngày chủ nhật nữa mà bên bộ đội ít có xảy ra.

Chúng tôi ở trại 6 Sơn La, hơn một nửa chuyển về trại Hồng Ca-Yên Bái, số còn lại được chuyển về Nghệ Tĩnh. Còn trại 1 bò ngũ và trại 5 bò tam cũng vậy một số lớn chuyển lên trại Phù Yên gần quận lỵ Phù Yên-Sơn La, cách chỗ cũ chừng 20 cây số và một số chuyển về đâu đó, hình như cũng ở Nghệ Tĩnh.

TRẠI TÂN LẬP – VĨNH PHÚ KHÓ QUÊN

Bi đát nhất của cuộc đời ở tù cộng sản của tôi, gần đúng 10 năm, là K1 và K4 liên trại Tân Lập ở Vĩnh Phú. Vì vậy tôi không thể viết qua loa đại khái giai đoạn này, xin dành cho 1 bài khác vậy. Ở đây, chúng tôi chỉ tóm gọn, ở tù trại nào cũng khổ mà ai từng ở tù trại Tân Lập so sánh với các trại tù khác, quả trại này là địa ngục trần gian.

Từ Sơn La về Hồng Ca-Yên Bái, đây cũng là trạm trung chuyển, ở được vài tháng, ăn được một cái Tết tại Hồng Ca, tất cả "trại viên" được cho ăn 1 bữa khá no còn được tặng thêm gần 2 ký sắn luộc lại có kèm thêm đường cát trắng của Cuba.

Ôi! hạnh phúc biết bao! vì bao năm tháng ở tù cải tạo, lần đầu tiên tôi được ăn một bữa no và còn có sắn và đường để mang theo bồi dưỡng cho cuộc hành trình mới, chưa biết lành dữ thế nào?. Ngoài cổng trại Hồng Ca có nhiều chiếc xe đò loại nhỏ chừng 20-30 chục chỗ ngồi đậu sẵn để chở chúng tôi về trại Tân Lập Vĩnh Phú. Cứ 2 người đeo chung 1 cái đồng hồ số 8, tôi cùng đeo chung đồng hồ với Linh mục Trần Quý Thiện, ngài cùng ở chung với tôi tổ, đội 8 ở trại 6 Sơn La. Nay tôi được ngồi ghế gần ngài có dịp tâm sự nhỏ to suốt lộ trình dài nên cũng đở lo nghĩ, sốt ruột. Khi xe đến bến phà Âu Lâu, chúng tôi xuống xe và đi bộ hai người dung dăng dung dẻ có cặp song hành, lần lượt xe qua hết thì chúng tôi lại lên xe. Trên đường đi ngang qua khu chợ đang họp vào buổi sáng gần bến phà, bỗng nhiên tôi bị đau bụng quặn thắt dữ đội. Báo cáo cán bộ áp giải xin đi ngoài, tên này không cho, tôi làm liều lôi Cha Thiện vào cái nhà nhỏ bỏ hoang cạnh đường, xin Cha thông cảm giúp tôi cởi quần cho nhanh và chưa kịp ngồi xuống là cái của nợ của một bữa ăn no và cộng thêm sắn bồi dưỡng cùng với đường cát trắng biểu tình lần lượt dzọt ra tới tắp. Tội nghiệp Cha Thiện chỉ biết nhìn trời hiu quạnh mà hít phải mùi chua lòm của tôi vừa phóng ra. Quả Cha Thiện rất gentleman ngài xé 1 mảnh báo Nhân dân có sẵn trong túi đưa tôi làm nhiệm vụ sạch sẽ cuối cùng.

Lên xe, tôi cứ tiếc mãi được một bữa ăn no lại có thêm bồi dưỡng, nay của thiên trả cho địa mà thân xác tiều tụy của tôi chắng có hấp thụ được chút chất bổ dưỡng nào.

Về trại Tân Lập với các đồi sắn chập chùng vô tận do các người tù đến trước trồng trọt, đám tù sau tiếp tục sự nghiệp đào hóc trồng sắn mệt nghỉ và ăn sắn quanh năm. Một năm chỉ có 5 lần được ăn 1 chén cơm vào các ngày chiều 30 Tết, trưa Mồng Một Tết, lễ Lao Động 1.5, ngày 2.9 cái gọi là quốc khánh của CSBV và ngày 1 tháng giêng dương lịch (Tết Tây).

Cái khó quên của tôi, đội 16 rau xanh sau qua đội 5 trồng sắn mà tôi là thành viên, có 2 anh cùng đội chết vì trời nắng gắt, Trung tá Nguyễn Văn Lạc, Trưởng phòng An Ninh QĐ2, Thiếu tá Lê Xuân Hường Trưởng khối CTCT Liên Đoàn 1 BĐQ. Một ngày nắng cực gắt ấy làm cho các cây sắn như muốn rũ lá, chúng tôi mắt nổ đom đóm như bị ngộp thở. Ai cũng đội nón đàng hoàng thế mà anh Lạc, anh Hường và 1 anh Trung tá nữa lăn quay ra chết và còn một anh cũng bị say nắng được chuyển về trạm xá, đến tối mới chết. Chỉ một ngày bị say nắng đã 4 con người vô tội đáng thương từ giã cõi đời. Chính nhờ có 4 cái chết oan nghiệt của các anh ấy đã giúp chúng tôi từ đó về sau, không còn cảnh lao động trong lúc trời đổ nắng đom đóm nữa. Đây là cảnh trại K1 vừa kể ở trên, tôi ở Tân Lập từ K2 qua K1 rồi bị chuyển sang K4 và sau cùng là K3 . Từ K3, tôi được chuyển về Nam từ tháng tư năm 1982, trại Z 30D, thuộc huyện Hàm Tân-Thuận Hải, trại này ở khu vực có tên là Rừng Lá. Đến cuối năm 1984, tôi được thả ra cùng với một số đông gần 200 người gồm nhiều cấp tá mà trước đó cấp tá thả ra rất hiếm hoi.

TRẠI TÙ CHÓT: Z 30D – HÀM TÂN (RỪNG LÁ)

Đến năm 1982, khi tôi được quy hồi miền Nam, đóng chốt ở trại Z 30D – Hàm Tân (Rừng Lá), gặp lại nhiều anh em bò tứ bò ngũ trong lần chuyển ra đất Bắc đầu tiên ngày 10.6.1976. Khi tàu hỏa đến ga chót là Yên Bái, ai đi toa nào phải sang sông qua phà Âu Lâu sẽ trực chỉ Hoàng Liên Sơn và Sơn La, toa nào ở lại Yên Bái thì có xe tải đến đón đưa về các trại ở Yên Bái.

Đợt đi đầu tiên ra đất Bắc, gồm toàn những người mà cộng sản đã xếp loại nợ máu nhiều, khó mà được thả ra trong vòng 5 - 6 năm như tin đồn đoán, hầu hết là cấp tá đến cấp tướng bên Quân Đội và bên hành chánh là những công chức cao cấp đến hàng Tổng Trưởng, các lãnh tụ đảng phái, tôn giáo, dân cử…

Bên Quân Đội, những vị từ cấp Đại tá đến Tướng được đi bằng máy bay C130 của ta "bỏ của chạy lấy người", cứ 2 người đeo chung 1 cái đồng hồ số 8. Bên công chức cao cấp cũng vậy được đi bằng máy bay và cũng đeo đồng hồ như bên quân sự. Còn cấp thiếu tá, trung tá, hàng Giám đốc nha sở trở xuống, các đại úy thuộc Cảnh sát đặc biệt hay nhiều người cấp chức nhỏ nhưng lọt mắt xanh xếp loại nợ máu nhiều của chúng cũng được ra Bắc đợt đầu.

Cái bịp của CSBV, không những chúng bịp các người tù mà chúng còn bịp đối với mọi người dân lương thiện trong nước và ngay cả nhiều thành phần cán bộ của chúng, quốc tế cũng bị chúng cho ăn quả lừa bịp.

Trưóc khi chuyển tù ra Bắc, tại trại Suối Máu-Biên Hòa, CSBV thiết lập tòa án quân sự bắn 2 anh Thiếu tá trốn trại. Tiếp theo, chúng cho tù học tập chính sách 12 điểm của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để mọi người tù an tâm hồ hởi phấn khởi sợ mà ở yên "học tập tốt, lao động tốt".

Sau này, CSBV dùng tàu lớn như tàu Sông Hương chở 1 lần mấy ngàn người tù đổ xuống bến ở gần cảng Hải Phòng để có xe lửa hoặc xe tải đưa đến các trại tù khắp đất Bắc.

Tại Z 30D có 2 K1 và K2 mà tôi được "biên chế" về K2 ở trong sâu, còn K1 là nơi có BCH trại làm việc nữa. Z 30D là khu rừng lá buông bạt ngàn, người ta lấy lá làm đủ thứ chuyện. Đường vào K1 và K2 có trồng thật nhiều sua đũa tha hồ mà ăn bông, nếu ăn bông sua đũa nhiều quá dể bị "tào tháo" đuổi chạy trối chết.

Được chuyển trại về tới miền Nam, dù ở trại nào, tôi cũng vững tin là mình sẽ còn sống, lúc ấy quả thật chúng tôi rất hồ hởi phấn khởi thấy được đoạn cuối của con đường hầm tối tăm bắt đầu có ánh sáng hé lộ. Khí hậu thời tiết không còn khắc nghiệt như các tỉnh ở vùng rừng núi miền Bắc, gần gia đình dễ thăm nuôi và được thông báo những tin tức hấp dẫn, tù cải tạo sẽ được thả hết qua sự vận động của Bà Khúc Minh Thơ với chánh quyền Hoa Kỳ. Tất cả tù cải tạo sẽ được qua Mỹ… Nghe vậy chỉ biết vậy và chúng tôi vẫn bán tín bán nghi, chắc gì Mỹ chịu rước của nợ các ông tù cải tạo bệnh tật đem qua nuôi báo cô. Chuyện gì đến đã xảy đến tốt đẹp cho mọi gia đình tù cải tạo từ 3 năm trở lên hoặc ở tù 1 năm và nếu có tu nghiệp ở Mỹ bất luận bao lâu, cũng được xếp vào diện HO ra đi đàng hoàng, ngẫng đầu mà đi dưới con mắt khó chịu của cộng sản.

KÉT LUẬN

Ai đã vào tù cộng trên đất Bắc từ Lào Cai, Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Sơn Tây… ở tận cùng miền Bắc xuôi vào Nam qua Nam Đình, Nghệ Tĩnh, về miền Trung Bình Trị Thiên, Cao Nguyên, miền Đông Nam Bộ cho đến miền Tây đến vùng cuối Việt Cà Mau, CSBV đã thiết đặt hàng trăm trại tù lớn, khắc nghiệt, lao động khổ sai, thiếu ăn thiếu mặc, hàng ngàn tù lần lượt ra đi về bên kia thế giới. Chưa muốn nói là chánh sách nhân đạo của CSBV xuyên suốt nhằm trả thù cái vụ chúng sinh Bắc tử Nam trong thời chiến vì chúng đi xâm lược miền Nam nên chúng phải trả giá.

Nay miền Nam sụp đổ, CSBV trả thù một cách hèn hạ, tinh vi để cho những người ngã ngựa chết lần chết mòn trong các trại tù đói khổ, lao động khổ sai và bị hành hạ bỏ đói, đau không thuốc chửa trị…

Chuyện tù cộng sản không có bút mực nào mà viết hết và vì vậy mà tội ác của chúng tạo nên căn nghiệp mà luật quả báo của nhà Phật chỉ rõ "chủng quả đắc quả, chủng đậu đắc đậu" và tội nghiệp cho người dân lương thiện Việt Nam ở quê nhà cũng bị vạ lây vì luật nhân quả này.